Phủ nhận tin đồn Việt Nam ồ ạt nhập khẩu tôm nguyên liệu

Hiện tại, nông dân vẫn đang khẩn trương xuống giống để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến…
Số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, 2 nguồn cung cấp tôm nguyên liệu chính cho Việt Nam thời gian qua là Ecuador và Ấn Độ. Một nguồn tin khác cũng cho biết, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chi khoảng 800 triệu USD để nhập khẩu thủy sản, trong đó khoảng 80% là nhập khẩu tôm nguyên liệu.
Ngoài ra, số liệu từ VASEP cũng khẳng định Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Indonesia về sản xuất tôm với sản lượng hàng năm dao động trong khoảng 500.000 - 600.000 tấn.
Trong 6 tháng đầu năm nay, diện tích nuôi tôm cả nước vẫn giữ nguyên chứ không giảm và tính đến cuối tháng 6-2015, cả nước đã đạt sản lượng khoảng 260.000 tấn tôm nguyên liệu (gồm cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng). Trong năm 2014, tổng sản lượng tôm Việt Nam làm ra là 640.000 tấn, nhưng mục tiêu năm 2015 sẽ là 700.000 tấn.
Hiện nay bà con nông dân áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loại thủy sản khác như cua, cá rô mang lại hiệu quả tương đối tốt, tăng khả năng chống chọi dịch bệnh. Diện tích tôm sú ước đạt 550.000ha (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước) và sản lượng đạt 111.000 tấn (tăng 2,9%) trong nửa đầu năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của VN với 112.494 tấn, chiếm 56% tổng lượng xuất khẩu

Thời điểm này, người nuôi gia cầm đang trong cảnh “một cổ ba tròng”, những cái tròng thít lỏng hay chặt phụ thuộc vào đối tượng vật nuôi.

Sức tiêu thụ hiện tại trên hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op đối với trái vải đang ở mức từ 10 - 15 tấn/ngày và dự đoán khi chính vụ sức tiêu thụ sẽ có khả năng tăng gấp đôi.

Thời kỳ đầu phát triển mắc ca, nông dân Trung Quốc cũng bị lúng túng trong lựa chọn giống, do thiếu hiểu biết nên rất nhiều diện tích trồng bằng giống thực sinh... Tôi chợt nghĩ bên đất nước mình, mắc ca trồng bằng cây thực sinh vẫn phổ biến, rồi đây những người nông dân đó sẽ phải trả giá đắt vì thiếu hiểu biết.

Do sản lượng gạo xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2015 sụt giảm, Việt Nam lại phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác nên từ nay đến cuối năm áp lực đè nặng lên vai các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là rất lớn.