Phú Bình (Thái Nguyên) có 109 trang trại chăn nuôi gà

Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng đàn gà mỗi năm của huyện đạt từ 10% trở lên. Các xã nuôi nhiều, gồm: Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hòa, Lương Phú…
Hiện trên địa bàn huyện có 3 hợp tác xã chăn nuôi gà thả đồi; trên 50 cơ sở sản xuất con giống; 109 trang trại và gần 10 nghìn hộ chăn nuôi gà với quy mô trên dưới 1 nghìn con/lứa; tạo việc làm cho khoảng 10 nghìn lao động; doanh thu mỗi năm từ gà đạt trên 100 tỷ đồng.
Nhiều gia đình không chỉ thoát nghèo, mà còn làm giàu, có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Với việc được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Gà đồi Phú Bình”, huyện đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để các tổ chức, cá nhân khi đủ các điều kiện theo quy định được sử dụng nhãn hiệu này trên sản phẩm của mình.
Có thể bạn quan tâm

Với quyết tâm làm giàu cùng với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, bác Vũ Văn Sai thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã xây dựng.

Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm.

Với hơn 400ha diện tích ven sông Cửa Lấp, những năm gần đây, huyện Long Điền đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm) sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ.

Tận dụng diện tích mặt nước rộng của đập Dâng, sông Trí, anh Phạm Khánh Tuấn ở xã Kỳ Hoa, Thị xã Kỳ Anh đã mạnh dạn đầu tư lồng bè.