Phòng Trừ Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Mùa Ở Hải Dương

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.
Rầy đa số từ trưởng thành (cánh ngắn) đến tuổi 3 trên diện tích lúa đang trỗ bông, phơi màu đến đỏ đuôi. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 gây hại cục bộ. Sâu đục thân gây dảnh héo, bông bạc rải rác. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Hải Dương, những ngày tới, rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 6 tiếp tục nở và gây hại cục bộ với mật độ từ 3.000 - 7.000 con/m2, có ổ lên tới hàng vạn con/m2. Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm gây bông bạc ở trà lúa mùa muộn trỗ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
Để chủ động phòng trừ rầy và sâu bệnh cuối vụ, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng NN-PTNT, phòng kinh tế, trạm BVTV, trạm khuyến nông phân công cán bộ tăng cường xuống cơ sở, giao cán bộ phụ trách từng địa bàn, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả. Chi cục BVTV tỉnh, trạm BVTV các huyện, thị xã, thành phố tăng cường điều tra dự tính, dự báo; kịp thời thông báo tình hình sâu bệnh, xác định thời gian, diện tích phải phòng trừ và hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả. Thanh tra Sở NN-PTNT và Chi cục BVTV tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh có kế hoạch cung cấp đủ nước cho lúa trỗ bông, phơi màu và tăng hiệu quả phòng trừ dịch hại, trong đó có rầy nâu. Công ty chỉ được tháo nước khi lúa đã đỏ đuôi.
Có thể bạn quan tâm

Dẫn chúng tôi vào vườn điều hơn 3ha, anh Điểu Ràng ngụ thôn 5, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng (Bình Phước), chỉ những hàng cây lá nhíp thẳng tắp và nói: “Tháng này tôi bán được 60kg lá nhíp, thu gần 3 triệu đồng, có tiền mua gạo và phân bón cho vườn điều đấy”.

Xây dựng nông thôn mới (NTM) là Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đưa bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, hàng ngày ông Lý Văn Tiệp (70 tuổi) ở xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) vẫn mải mê chăm sóc từng con lợn, con gà, rừng cây... Để có thu nhập hơn 10 tỷ đồng/năm như hiện nay, ông Tiệp đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, xương máu...

Trong số 12 nước tham gia Hiệp định TPP, hầu hết đều là những nước phát triển, đòi hỏi chất lượng an toàn thực phẩm cao, trong khi đó vấn đề này, ở nước ta vẫn chưa được cải thiện. Đây chính là điều khiến nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại.

Dự án phục hồi rừng ngập mặn ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, được triển khai hơn năm nay, không chỉ có tác dụng giữ rừng mà còn giúp người dân phát triển kinh tế và chống lại gió bão một cách hiệu quả…