Phòng Trừ Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Mùa Ở Hải Dương

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.
Rầy đa số từ trưởng thành (cánh ngắn) đến tuổi 3 trên diện tích lúa đang trỗ bông, phơi màu đến đỏ đuôi. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 gây hại cục bộ. Sâu đục thân gây dảnh héo, bông bạc rải rác. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Hải Dương, những ngày tới, rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 6 tiếp tục nở và gây hại cục bộ với mật độ từ 3.000 - 7.000 con/m2, có ổ lên tới hàng vạn con/m2. Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm gây bông bạc ở trà lúa mùa muộn trỗ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
Để chủ động phòng trừ rầy và sâu bệnh cuối vụ, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng NN-PTNT, phòng kinh tế, trạm BVTV, trạm khuyến nông phân công cán bộ tăng cường xuống cơ sở, giao cán bộ phụ trách từng địa bàn, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả. Chi cục BVTV tỉnh, trạm BVTV các huyện, thị xã, thành phố tăng cường điều tra dự tính, dự báo; kịp thời thông báo tình hình sâu bệnh, xác định thời gian, diện tích phải phòng trừ và hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả. Thanh tra Sở NN-PTNT và Chi cục BVTV tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh có kế hoạch cung cấp đủ nước cho lúa trỗ bông, phơi màu và tăng hiệu quả phòng trừ dịch hại, trong đó có rầy nâu. Công ty chỉ được tháo nước khi lúa đã đỏ đuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trải qua nhiều nghề khác nhau như làm ruộng, nuôi gà, vịt, cá... nhưng cuối cùng đã chọn con lươn để làm giàu.

Bằng ý chí quyết đoán, sáng tạo, lão nông Quốc gàn- tên mà nhiều người thường gọi - đã “đổi đời” khi có thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm nhờ trồng cây dâu ta

Ếch là vật nuôi đang được nhiều người nông dân xã Hoàng Hoa Thám (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) chọn lựa bởi những ưu việt và hiệu quả kinh tế mà nó đem lại.

Bên cạnh rau an toàn, bò sữa, cá cảnh… hoa lan đang là sản phẩm nông nghiệp giúp nông dân huyện Hóc Môn (TP.HCM) làm giàu, dù chỉ với diện tích canh tác nhỏ

Cây nhãn Ido đã mang lại cho nhiều nông dân cuộc sống sung túc điển hình như ông Nguyễn Văn Phúc tỉnh Vĩnh Long, mỗi năm lời trên 2 tỷ đồng.