Phòng Trừ Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Mùa Ở Hải Dương

Hiện nay, rầy nâu và rầy lưng trắng lứa 6 đã gây hại ở 1.625 ha, mật độ trung bình 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao 5.000 - 7.000 con/m2, cá biệt có ổ lên tới hàng vạn con/m2.
Rầy đa số từ trưởng thành (cánh ngắn) đến tuổi 3 trên diện tích lúa đang trỗ bông, phơi màu đến đỏ đuôi. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 gây hại cục bộ. Sâu đục thân gây dảnh héo, bông bạc rải rác. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Hải Dương, những ngày tới, rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 6 tiếp tục nở và gây hại cục bộ với mật độ từ 3.000 - 7.000 con/m2, có ổ lên tới hàng vạn con/m2. Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm gây bông bạc ở trà lúa mùa muộn trỗ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
Để chủ động phòng trừ rầy và sâu bệnh cuối vụ, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng NN-PTNT, phòng kinh tế, trạm BVTV, trạm khuyến nông phân công cán bộ tăng cường xuống cơ sở, giao cán bộ phụ trách từng địa bàn, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả. Chi cục BVTV tỉnh, trạm BVTV các huyện, thị xã, thành phố tăng cường điều tra dự tính, dự báo; kịp thời thông báo tình hình sâu bệnh, xác định thời gian, diện tích phải phòng trừ và hướng dẫn nông dân phòng trừ hiệu quả. Thanh tra Sở NN-PTNT và Chi cục BVTV tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh có kế hoạch cung cấp đủ nước cho lúa trỗ bông, phơi màu và tăng hiệu quả phòng trừ dịch hại, trong đó có rầy nâu. Công ty chỉ được tháo nước khi lúa đã đỏ đuôi.
Có thể bạn quan tâm

Gần giáp Tết Nguyên đán, gia đình ông Nguyễn Văn Định, thôn Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) lại có nguồn thu lớn từ đàn trâu chuẩn bị xuất chuồng. Năm nay giá bán trâu vẫn duy trì ở mức 30 triệu đồng/1 con, trừ chi phí đàn trâu mang lại nguồn lợi cho gia đình trên 100 triệu đồng.

Tỉnh từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã cho thành lập 11 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích gần 350, chiếm khoảng 1,5% diện tích đầm phá. Nền tảng để duy trì các khu bảo vệ thủy sản này chủ yếu dựa vào cộng đồng, gắn trách nhiệm quản lý, bảo vệ và hưởng lợi của người dân.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay công tác phòng chống rét cho cá trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, nhằm giúp cá lưu qua đông khỏe mạnh, đáp ứng số lượng, chất lượng giống cho vụ nuôi sau và đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Ngày 23 tháng Chạp đang đến gần, các trại giống đang tất bật xuống ao quăng chài, thả lưới vây bắt cá chép để phục vụ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.

Thiên nhiên thật hào phóng, ban tặng cho người dân ở vùng châu thổ Mê Kông một loài cá quý có tên là bông lau (loài hoa trắng). Cá thuộc loại da trơn, thịt trắng, thơm ngon. Giới sành điệu gọi là “đệ nhất da trơn” vì có giá trị cao gấp 10 lần cá tra. Hằng năm, khi nước dưới sông chuyển màu từ đục sang trong, cơn gió chướng bắt đầu thổi, là lúc người dân trong vùng bước vào mùa đánh bắt.