Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ những bệnh phổ biến trên cây ớt

Phòng trừ những bệnh phổ biến trên cây ớt
Ngày đăng: 13/11/2015

Bệnh thường phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đồng ruộng cao, gieo mật độ dày, tưới quá ẩm, nhất là về mùa mưa vườn ươm không có giàn che.

Khi cây bị bệnh, phần thân gốc cây bị thối khô và có màu nâu đen, lá rủ, cây còi cọc rồi chết.

Nông dân Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) chăm sóc cây ớt.

Để hạn chế thiệt hại, cần lập vườn ươm, trồng nơi thoát nước tốt, không bị che nắng, nên làm mái che vườn ươm.

Cày đất để ải, làm đất kỹ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trên vườn, xử lý đất bằng vôi trước khi gieo, bón lót nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai mục, hạn chế bón phân hóa học (nhất là phân đạm);

Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cách trộn đều 10 gr thuốc Carbenzim 50 WP với 1 kg hạt giống, hoặc ngâm hạt giống trong dung dịch nước thuốc có nồng độ 0,1% (pha 1 gr thuốc trong 1 lít nước sạch) với thời gian 1- 2 giờ đồng hồ, sau đó vớt ra để ráo nước rồi đem gieo, chỉ gieo trồng hạt giống sạch bệnh.

Khi thấy có cây chớm bệnh cần phun thuốc kịp thời để phòng trừ.

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc: Carbendazim 500 FL, MexylMZ 72 WP, Alpine 80 WP để phun; cách pha thuốc, liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh đốm lá Do nấm Cercospora capsici gây ra.

Vết bệnh xuất hiện rải rác, nếu nặng các vết bệnh lan rộng, liên kết lại làm cho lá cháy từng mảng lớn, khô rồi rụng.

Còn thấy vết bệnh trên thân cây, cuống hoa.

Bệnh xuất hiện trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, sương mù, trên những cây ớt già, cây giai đoạn bén rễ hồi xanh.

Biện pháp phòng trừ: Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trên vườn đem tiêu hủy; cày đất ải, làm đất kỹ; bón nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai mục, bón đủ phân lân, kali, hạn chế bón phân đạm, gieo trồng hạt giống sạch bệnh; ngắt bỏ những lá bệnh đem tiêu hủy để tiêu diệt nguồn lây lan; luân canh cây trồng để tiêu diệt nguồn bệnh.

Dùng một trong các loại thuốc sau để phun phòng trừ: Alpine 80 WP, Mexyl MZ 72WWP, Dipomate 80 WP; liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh nặng thì 5 - 7 ngày phun một lần.

Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Bộ phận cây bị hại chủ yếu là lá, trái.

Bệnh thường phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nắng mưa xen kẽ.

Biện pháp phòng trừ: thu dọn hết tàn dư thực vật trên vườn đem tiêu hủy; làm ải đất và làm kỹ, dùng hạt giống sạch bệnh, bón phân cân đối, bón lót nhiều phân hữu cơ hoai mục, xử lý hạt giống bằng nước nóng 2 sôi 3 lạnh trước khi gieo.

Dùng một trong các loại thuốc hóa học sau phun để phòng trừ: Carbenzim 50WP, 500FL, 500FL, Mexyl MZ 72 WP.


Có thể bạn quan tâm

Vàng trắng tới hồi lao đao Vàng trắng tới hồi lao đao

Cao su, mặt hàng từng được mệnh danh là “vàng trắng” vì giá trị kinh tế to lớn mang lại thì nay lại đang khiến người trồng lẫn DN XK “sống dở chết dở” khi liên tục trượt giá, ế hàng.

15/06/2015
Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá Nông dân tiếp tục khóc ròng vì nông sản rớt giá

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.

15/06/2015
Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã vào thị trường Canada Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã vào thị trường Canada

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

15/06/2015
Chuỗi dự án chăn nuôi phát triển đồng bộ và khép kín Chuỗi dự án chăn nuôi phát triển đồng bộ và khép kín

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

15/06/2015
Hiệu quả từ mô hình trồng bắp nuôi bò Hiệu quả từ mô hình trồng bắp nuôi bò

Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.

15/06/2015