Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ những bệnh phổ biến trên cây ớt

Phòng trừ những bệnh phổ biến trên cây ớt
Ngày đăng: 13/11/2015

Bệnh thường phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đồng ruộng cao, gieo mật độ dày, tưới quá ẩm, nhất là về mùa mưa vườn ươm không có giàn che.

Khi cây bị bệnh, phần thân gốc cây bị thối khô và có màu nâu đen, lá rủ, cây còi cọc rồi chết.

Nông dân Vĩnh Quang (huyện Vĩnh Thạnh) chăm sóc cây ớt.

Để hạn chế thiệt hại, cần lập vườn ươm, trồng nơi thoát nước tốt, không bị che nắng, nên làm mái che vườn ươm.

Cày đất để ải, làm đất kỹ, dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trên vườn, xử lý đất bằng vôi trước khi gieo, bón lót nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai mục, hạn chế bón phân hóa học (nhất là phân đạm);

Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng cách trộn đều 10 gr thuốc Carbenzim 50 WP với 1 kg hạt giống, hoặc ngâm hạt giống trong dung dịch nước thuốc có nồng độ 0,1% (pha 1 gr thuốc trong 1 lít nước sạch) với thời gian 1- 2 giờ đồng hồ, sau đó vớt ra để ráo nước rồi đem gieo, chỉ gieo trồng hạt giống sạch bệnh.

Khi thấy có cây chớm bệnh cần phun thuốc kịp thời để phòng trừ.

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc: Carbendazim 500 FL, MexylMZ 72 WP, Alpine 80 WP để phun; cách pha thuốc, liều dùng theo hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh đốm lá Do nấm Cercospora capsici gây ra.

Vết bệnh xuất hiện rải rác, nếu nặng các vết bệnh lan rộng, liên kết lại làm cho lá cháy từng mảng lớn, khô rồi rụng.

Còn thấy vết bệnh trên thân cây, cuống hoa.

Bệnh xuất hiện trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, sương mù, trên những cây ớt già, cây giai đoạn bén rễ hồi xanh.

Biện pháp phòng trừ: Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trên vườn đem tiêu hủy; cày đất ải, làm đất kỹ; bón nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai mục, bón đủ phân lân, kali, hạn chế bón phân đạm, gieo trồng hạt giống sạch bệnh; ngắt bỏ những lá bệnh đem tiêu hủy để tiêu diệt nguồn lây lan; luân canh cây trồng để tiêu diệt nguồn bệnh.

Dùng một trong các loại thuốc sau để phun phòng trừ: Alpine 80 WP, Mexyl MZ 72WWP, Dipomate 80 WP; liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh nặng thì 5 - 7 ngày phun một lần.

Bệnh thán thư: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Bộ phận cây bị hại chủ yếu là lá, trái.

Bệnh thường phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nắng mưa xen kẽ.

Biện pháp phòng trừ: thu dọn hết tàn dư thực vật trên vườn đem tiêu hủy; làm ải đất và làm kỹ, dùng hạt giống sạch bệnh, bón phân cân đối, bón lót nhiều phân hữu cơ hoai mục, xử lý hạt giống bằng nước nóng 2 sôi 3 lạnh trước khi gieo.

Dùng một trong các loại thuốc hóa học sau phun để phòng trừ: Carbenzim 50WP, 500FL, 500FL, Mexyl MZ 72 WP.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Cá Nuôi Chết Ở Phổ Thạnh (Quảng Ngãi) Do Ô Nhiễm Môi Trường Nước Vụ Cá Nuôi Chết Ở Phổ Thạnh (Quảng Ngãi) Do Ô Nhiễm Môi Trường Nước

Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo kết quả cá nuôi trong lồng bè chết ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ). Theo đó, cá chết do môi trường nước không đảm bảo.

13/08/2014
Hàng Tỷ Đồng Thiệt Hại Chỉ Sau Một Đêm Điện Đột Ngột Thiếu Ổn Định Hàng Tỷ Đồng Thiệt Hại Chỉ Sau Một Đêm Điện Đột Ngột Thiếu Ổn Định

Gà nuôi hơn 30 tuần tuổi, đến ngày cho trứng thì lăn đùng ra chết. 4.000 con gà đột ngột chết cùng lúc không phải vì dịch bệnh mà thủ phạm là những chiếc quạt thông hơi. Những chiếc quạt đã bị gặp sự cố khi nguồn điện đột ngột bị nhà đèn đảo chiều trở nên không ổn định vào ban đêm.

13/08/2014
Cà Mau Bùng Phát Dịch Bệnh Trên Lúa Cà Mau Bùng Phát Dịch Bệnh Trên Lúa

Qua gần 3 tháng xuống giống, đến nay 36.000 ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã sắp bước vào giai đoạn thu hoạch. Thế nhưng, dịch bệnh lại đang tiếp tục hoành hành và dự báo nhiều diện tích lúa sẽ giảm năng suất.

13/08/2014
Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa Hà Nội Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Hiện nay, lúa trà sớm và trà trung đang phân hóa đòng - làm đòng, trà muộn đang đẻ nhánh rộ cùng với diễn biến thời tiết thất thường là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh và gây hại.

13/08/2014
Metro Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Sang VietGAP Metro Hỗ Trợ Nông Dân Chuyển Đổi Sang VietGAP

Hiện nay có trên 150 trang trại rau quả ở TP Đà Lạt, Đức Trọng tham gia dự án, với vùng nguyên liệu an toàn cung cấp toàn bộ sản phẩm hơn 11.000 tấn rau củ quả/năm. Để phù hợp với yêu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, sau hơn 6 tháng thực hiện, hơn 60% hộ nông dân đã chuyển đổi thành công và số hộ đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ tăng lên trên 80% trong cuối năm 2014.

13/08/2014