Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng Trừ Dịch Hại Trên Lúa Hè Thu

Phòng Trừ Dịch Hại Trên Lúa Hè Thu
Ngày đăng: 22/07/2014

Trong 142.000 ha lúa hè thu chính vụ của Sóc Trăng hiện có hơn 18.000 ha bị lây nhiễm các loại sâu bệnh từ cấp độ nhẹ, trung bình đến cao.

Vụ lúa hè thu năm nay, các loại dịch hại xuất hiện sớm và phát triển mạnh hơn so cùng kỳ. Ở thời điểm phần lớn diện tích lúa đang đẻ nhánh, làm đòng đến trổ bông như hiện nay, các loại sâu bệnh có xu hướng lây nhiễm trên diện rộng.

Đáng chú ý là bệnh do nấm và vi khuẩn. Toàn tỉnh có trên 1.550 ha bị nhiễm bệnh cháy bìa lá, tỉ lệ phổ biến từ 10% đến 20% lá, trong đó có 178 ha bị nhiễm đến 40% lá. Bên cạnh đó, bệnh đạo ôn cổ bông cũng xuất hiện trên diện tích hơn 800 ha, đã có một số diện tích bị nhiễm đến 20% bông.

Một trong các loại bệnh do nấm thường gây hại trong mùa mưa là lem lép hạt. Vụ này, tuy diện tích trổ chín chỉ khỏang 30.000 ha, nhưng đã có gần 1.500 ha bị nhiễm lem lép hạt với tỉ lệ phổ biến là 5% đến 10% hạt, một số diện tích bị nhiễm nặng hơn 20% hạt.

Các vụ trước đã từng bị thiệt hại nặng vì lúa bị bệnh do nấm và vi khuẩn, nên 3 vụ lúa gần đây, anh Mai Văn Nhậm luôn chủ động phòng trừ và đạt được kết quả như mong muốn. Vụ này, nhiều trà lúa lân cận bị bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt, đạo ôn cổ bông gây hại với tỉ lệ nhiễm cao, thì đồng lúa của anh được bảo vệ tốt.

Anh chia sẻ: Lúc lúa làm đòng tôi phun ngừa bằng amistar top để phòng 4 bệnh, lúa trổ lẹt xẹt thì phun amistar tp - totan, amistar tóp trừ 3 bệnh, to tan trừ khuẩn, nếu thấy mưa thì phun lập lại lần hai bằng total. Khi lúa trổ đều thì phun filia - tilt super để phòng trừ bệnh đạo ôn, lem lép hạt, mình làm đúng cách thì lúa không bị nhiễm bệnh, vào hạt no, chắc.

Đối với bệnh đạo ôn và lem lép hạt, nông dân đã có nhiều kinh nghiệm, nhưng với bệnh do vi khuẩn, nhất là bệnh cháy bìa lá bà con còn nhiều lúng túng. Kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng, công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang lưu ý với bà con.

Đối với bệnh cháy bìa lá, nếu không phun phòng thì phải chủ động trong khâu phun trị: Khi phát hiện lúa bị cháy bài chòm chòm thì phải phun thuốc cục bộ nơi đó để khống chế. Nếu sau khi phun bị mưa thì phải phun lập lại, khi bệnh phổ biến trên ruộng thì phải tăng lượng nước lên phun đều, đi chậm phun kỹ ở những chỗ bị bệnh nhiều, vì đây là nguồn lây lan bệnh.

Bệnh do vi khuẩn rất dễ lây lan, nên không đến nơi lúa bị nhiễm bệnh và lội vào ruộng chưa nhiễm bệnh hay phải đợi đến nắng lên, lá lúa không bị đọng sương hay không mưa bà con mới lội vào ruộng kiểm tra lúa để hạn chế nguồn lây lan. Cùng với các loại bệnh do nấm và vi khuẩn, rầy nâu cũng nhân nhanh mật số trong hai tuần gần đây.

Xuất hiện trên diện tích vài trăm hecta tăng đột biến lên gần 5.000 ha, mật số trung bình là 1.500 con/ m2, nhiều diện tích bị nhiễm với mật số trên 4.000 con/m2. Thăm đồng, chia sẻ kinh nghiệm, anh Giang Văn Chuyền cho rằng: Rầy nâu không đáng lo ngại nếu xử lý đúng kỹ thuật. Cách của anh cũng rất đơn giản, thăm đồng vỗ vào gốc lúa thấy rầy nâu rớt xuống mặt nước nhiều thì phun ngay bằng thuốc chess:

Vào giai đoạn này lúa lớn, thân cao tàng xum xuê nên việc phun diệt rầy sẽ gặp nhiều khó khăn, cho nên phải tuân thủ nghiêm ngặt phương thức 4 đúng để đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là phải xác định đúng thời điểm phun, nếu phun trễ, hay rầy có hiện tượng gối lứa thì phải phối trộn thuốc để tăng hiệu lực diệt rầy nhanh và phải phun đúng cách.

Kỹ sư Nguyễn Thanh Tùng, Công ty cổ phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang chia sẻ kinh nghiệm cùng bà con: Bà con nên thường xuyên thăm đồng, kiểm tra rầy thấy rầy mật số 2-3 con/tép lúa, rầy trắng chân chưa xòe ra thì phun chess, nếu rầy có hiện tượng gối lứa thì phối hợp cyo super – cyosuper diệt rầy nhanh, còn chess thì lưu dẫn thời gian kéo dài nên sẽ diệt rầy còn sót lại.

Theo dự báo của chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, trong những ngày tới dịch hại sẽ tiếp tục bộc phát mạnh, nhất là trên các trà lúa làm đòng đến trổ. Vì vậy bà con cần thường xuyên thăm đồng, kịp thời phát hiện để chủ động phòng trừ. Thực trạng cho thấy: dịch hại ngày càng diễn biến phức tạp và rất khó phòng trị.

Một trong những nguyên nhân chính là do bà con lạm dụng thuốc hóa học. Điều đó đã làm sâu bệnh kháng thuốc, gây ô nhiễm nặng môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng. Cho nên hướng đến nền nông nghiệp xanh đang là mục tiêu của ngành nông nghiệp nước nhà.


Có thể bạn quan tâm

Đề Nghị Sản Xuất Thử Thiết Bị Câu Cá Ngừ Đại Dương Tại Bình Định Đề Nghị Sản Xuất Thử Thiết Bị Câu Cá Ngừ Đại Dương Tại Bình Định

Thiết bị câu sản xuất trong tỉnh có giá thành thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập khẩu của Nhật Bản. Sản xuất thiết bị câu cá ngừ đại dương là nội dung bổ sung của đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương bằng câu tay, kết hợp ánh sáng” do Chi cục thực hiện từ tháng 1/2013- 10/2014.

06/10/2014
Mô Hình Nuôi Đa Canh Đa Con Kết Hợp Cho Thu Nhập Cao Và Bền Vững Mô Hình Nuôi Đa Canh Đa Con Kết Hợp Cho Thu Nhập Cao Và Bền Vững

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.

06/10/2014
Công Bố Bị Đơn Bắt Buộc Cho POR9 Trong Vụ Kiện Tôm Tại Mỹ Công Bố Bị Đơn Bắt Buộc Cho POR9 Trong Vụ Kiện Tôm Tại Mỹ

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.

06/10/2014
Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt Giàu Lên Từ Chăn Nuôi Lợn Thịt

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

06/10/2014
Thịt Lợn Sạch IMEXCO Thịt Lợn Sạch IMEXCO

Hơn một năm nay, vào buổi sáng thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, người tiêu dùng lại tìm đến siêu thị IMEXCO (đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang) mua thịt lợn sạch. Bà Nguyễn Thị Hoa, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết, không chỉ sử dụng hằng ngày, gia đình còn mua làm ruốc gửi cho con học đại học tại Hà Nội.

06/10/2014