Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long mùa mưa

Phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long mùa mưa
Ngày đăng: 07/08/2015

Tính đến tháng 7.2015, toàn tỉnh có 6.846 ha thanh long nhiễm bệnh đốm nâu, tăng 2.309 ha so với tháng 6.2015 và tăng 5.668 ha so với cùng kỳ năm 2014.

Trước tình hình bệnh đốm nâu bùng phát, Chi cục đã chỉ đạo các Trạm BVTV ở vùng trọng điểm thanh long hướng dẫn đến nông dân áp dụng Quy trình phòng chống bệnh đốm nâu sửa đổi của Cục BVTV ban hành và Quy trình hướng dẫn xử lý cành, quả thanh long bị bệnh bằng chế phẩm BIO- ADB của Viện Môi trường Nông nghiệp.

Đồng thời Chi cục đã ban hành Quy trình tạm thời quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bệnh đốm trắng hại cành và quả thanh long.

Đến nay đã tổ chức được 38 lớp tập huấn với 1.497 lượt nông dân tham dự, cung cấp 90 gói chế phẩm BIO-ADB cho các hộ dân xử lý cành quả thanh long bị bệnh, tương đương 90 tấn cành (1 ha/1 tấn cành) được xử lý.

Ông Trần Văn Tiến ở xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, bệnh đốm nâu trên thanh long hiện nay không có thuốc BVTV đặc trị.

Nếu người trồng không chủ động, khẩn trương ngăn chặn thì dịch sẽ bùng phát nhanh hơn khi có mưa, gây thiệt hại nghiêm trọng không chỉ vụ mùa mà cả vụ chong đèn cuối năm 2015.

Vì vậy, ngay thời điểm này gia đình ông đã ra sức xử lý thu gom cành già bị bệnh để tiêu hủy, phát quang vườn thông thoáng. Nhờ vậy trên 200 trụ thanh long chỉ nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu.

Còn ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Mỹ (Hàm Thuận Nam) cho biết, những năm qua bệnh đốm nâu gây thiệt hại khá nghiêm trọng cho người trồng thanh long trên địa bàn.

Bệnh thường lây lan với tốc độ nhanh trong mùa mưa từ tháng 5 - 11, vì độ ẩm trong không khí cao. Những vườn nhiều cỏ, đọng nước, phòng trừ bệnh không đúng kỹ thuật cũng là điều kiện để bệnh phát tán nhanh.

“Đến nay diện tích thanh long bị nhiễm bệnh trên toàn xã khoảng 450/1.162 ha, chủ yếu mức độ trung bình và nhẹ tập trung ở các thôn Phú Long, Phú Hưng, Phú Mỹ…

Trước tình hình đó chúng tôi đang tiếp tục phối hợp các ban ngành chỉ đạo truyên truyền về Tháng cao điểm phòng chống bệnh đốm nâu, phát quy trình hướng dẫn xử lý mầm bệnh cho từng hộ dân, khuyến cáo tổng vệ sinh vườn, phát quang làm sạch cỏ, gom cành xử lý bệnh để tránh lây lan”, ông Dũng chia sẻ.

Các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình… đã phát động nông dân phòng trừ bệnh đốm nâu. Các phòng ban chuyên môn, xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn bà con vệ sinh vườn thanh long định kỳ; xử lý, tiêu hủy toàn bộ cành, nụ, trái bị bệnh. Không vứt bỏ những cành, trái bị bệnh ra môi trường, tỉa bớt những cành già...

Tại buổi làm việc với Sở NN-PTNT Bình Thuận về việc triển khai công tác phòng chống bệnh đốm nâu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, đối phó bệnh đốm nâu cần phải kiên trì, bằng nhiều biện pháp tổng hợp, lâu dài. Cần đẩy mạnh tuyên truyền đến nông dân...

Sau đợt hưởng ứng Tháng hành động phòng chống bệnh đốm nâu thanh long do Bộ NN-PTNT phát động từ ngày 25.11.2014, UBND tỉnh Bình Thuận đã phát động đợt cao điểm phòng chống đến 30.3.2015.

Nhờ vậy, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu giảm rõ rệt. Trong tháng 9.2014, diện tích nhiễm là 12.870 ha, đến ngày 11.5.2015, diện tích nhiễm nặng và trung bình không còn, diện tích nhiễm nhẹ 308,2 ha. Tuy nhiên, bước vào mùa mưa 2015, diện tích nhiễm lại tăng nhanh, song mức độ chủ yếu nhẹ và trung bình.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

09/08/2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

09/08/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm Cộng Đồng Ở Vĩnh Sơn (Quảng Trị)

Những năm gần đây, trong khi người dân nhiều vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lao đao vì dịch bệnh trên tôm hoành hành thì ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh, Quảng Trị) người nuôi tôm đều trở nên khá giả với mô hình nuôi tôm sú. Năm 2012, Vĩnh Sơn được đánh giá là địa phương nuôi tôm đạt năng suất và hiệu quả cao nhất tỉnh.

21/05/2013
Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía Đề Xuất Triển Khai Cánh Đồng Mẫu Mía

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.

22/06/2013
Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng Tích Cực Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn Ở Sóc Trăng

Thực hiện chính sách của Nhà nước về việc hỗ trợ cho bà con nhà vườn trong phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn, theo Công văn số 498/TTg-KTN, ngày 13/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh chổi rồng hại nhãn huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã tiến hành các bước để làm cơ sở cho việc hỗ trợ nhà vườn trồng nhãn phòng, chống bệnh chổi rồng. Bước đầu tiên là thống kê sơ bộ diện tích nhiễm bệnh và mức độ thiệt hại để có cơ sở công bố dịch; bước tiếp theo là lập biên bản xác định diện tích nhiễm bệnh, tỉ lệ thiệt hại được lập cho từng hộ là căn cứ để hỗ trợ kinh phí phòng trừ bệnh; bước thứ ba là thẩm định việc phòng trừ bệnh của nhà vườn theo quy trình kỹ thuật của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và PTNT để xác định chính xác số tiền được hỗ trợ của từng hộ trồng nhãn.

09/11/2012