Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng trừ bệnh đốm nâu hại lúa

Phòng trừ bệnh đốm nâu hại lúa
Ngày đăng: 13/08/2015

Vết bệnh là những chấm to nhỏ không đều nhau, xuất hiện nhiều ở cả 2 mặt của các lá - phần nửa cuối, theo từng đám khắp cả ruộng; ban đầu có màu nâu nhạt sau đó chuyển sang màu đậm hơn. Nhổ cây lúa lên quan sát thấy bộ rễ kém phát triển.

Những đám có nhiều vết bệnh và bị nặng thì cả phần lá đó sẽ bị cháy vàng, ảnh hưởng đến làm đòng - năng suất và chất lượng gạo sau này.

Bệnh do nấm Bipolaris Oryzae, tồn tại chủ yếu từ hạt giống. Phát sinh gây hại trên giống (KM 18, Bắc thơm 7, Tám xoan Điện Biên), chân ruộng được đánh giá là xấu nghèo dinh dưỡng và không đậu nước.

Nguyên nhân do thời tiết có nhiều nắng nóng nhiệt cao, độ ẩm không khí cao thấp thất thường, cây lúa thường xuyên bị đói hoặc không được đáp ứng kịp thời các yếu tố dinh dưỡng và nước vì đặc điểm chân ruộng.

Cần thăm đồng thường xuyên để nhận diện và không nhầm lẫn với bệnh đạo ôn. Đồng thời tập trung chăm sóc và duy trì đầu tư nước tưới hợp lý từ 2 - 5cm, bón đủ và cân đối NPK theo đúng thời kỳ sinh trưởng phát triển để cây lúa khỏe mạnh và hạn chế sự phát sinh gây hại của nấm bệnh.

Khi ruộng có triệu chứng bị hại, cần phun thuốc TilSuper300EC. Một cốc TilSuper300EC pha đều trong bình 16 lít nước, phun cho 6 - 8 thước ruộng vào chiều mát không mưa. Phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 3 - 4 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng Phát Triển Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn GAP Trồng Nhãn Xuồng Cơm Vàng Phát Triển Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn GAP

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trồng nhãn xuồng lâu đời, nông dân có nhiều kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng kỹ thuật mới, xây dựng thương hiệu gắn liền với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn chưa được thực hiện đồng bộ. Vì vậy, sức cạnh tranh của nhãn xuồng cơm vàng chưa cao và phần lớn sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa.

05/06/2014
Người Trồng Dưa Thấp Thỏm Người Trồng Dưa Thấp Thỏm

Bởi Bình Nghi là địa phương đầu tiên của Bình Định du nhập cây dưa hấu từ Khánh Hòa về SX trên đồng đất quê nhà, sau đó hàng ngàn người dân ở đây rủ nhau đi khắp nơi thuê đất để trồng dưa hấu. Khoảng gần 20 năm nay, cây dưa hấu trở thành nguồn sống chính của người dân ở đây.

05/06/2014
Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Hà Nội Nhiều Khó Khăn Cần Tháo Gỡ Nuôi Trồng Thủy Sản Tại Hà Nội Nhiều Khó Khăn Cần Tháo Gỡ

Mặc dù có lợi thế về diện tích mặt nước và thị trường tiêu thụ nhưng hiện nay, hiệu quả nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn Hà Nội vẫn tương đối thấp do chất lượng nguồn nước suy giảm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, hạ tầng thiếu và yếu...

06/06/2014
Lựa Chọn Giống Bò Sữa Lựa Chọn Giống Bò Sữa

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.

06/06/2014
Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Cù Lao Dung (Sóc Trăng) Sơ Kết Tình Hình Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014

Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2014. Đến dự có đồng chí Lê Văn Hiểu - Bí thư Huyện ủy; đồng chí Phạm Hồng Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện tham dự.

06/06/2014