Phòng trừ bệnh đốm nâu hại lúa

Vết bệnh là những chấm to nhỏ không đều nhau, xuất hiện nhiều ở cả 2 mặt của các lá - phần nửa cuối, theo từng đám khắp cả ruộng; ban đầu có màu nâu nhạt sau đó chuyển sang màu đậm hơn. Nhổ cây lúa lên quan sát thấy bộ rễ kém phát triển.
Những đám có nhiều vết bệnh và bị nặng thì cả phần lá đó sẽ bị cháy vàng, ảnh hưởng đến làm đòng - năng suất và chất lượng gạo sau này.
Bệnh do nấm Bipolaris Oryzae, tồn tại chủ yếu từ hạt giống. Phát sinh gây hại trên giống (KM 18, Bắc thơm 7, Tám xoan Điện Biên), chân ruộng được đánh giá là xấu nghèo dinh dưỡng và không đậu nước.
Nguyên nhân do thời tiết có nhiều nắng nóng nhiệt cao, độ ẩm không khí cao thấp thất thường, cây lúa thường xuyên bị đói hoặc không được đáp ứng kịp thời các yếu tố dinh dưỡng và nước vì đặc điểm chân ruộng.
Cần thăm đồng thường xuyên để nhận diện và không nhầm lẫn với bệnh đạo ôn. Đồng thời tập trung chăm sóc và duy trì đầu tư nước tưới hợp lý từ 2 - 5cm, bón đủ và cân đối NPK theo đúng thời kỳ sinh trưởng phát triển để cây lúa khỏe mạnh và hạn chế sự phát sinh gây hại của nấm bệnh.
Khi ruộng có triệu chứng bị hại, cần phun thuốc TilSuper300EC. Một cốc TilSuper300EC pha đều trong bình 16 lít nước, phun cho 6 - 8 thước ruộng vào chiều mát không mưa. Phun 2 lần liên tục, lần 2 sau lần 1 từ 3 - 4 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiquad) cho hay, Cục Giám sát kiểm dịch động thực vật - Tổng cục Giám sát Chất lượng, Thanh tra và Kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) đã chấp thuận thêm 2 cơ sở đóng gói tôm sú sống và 21 cơ sở nuôi tôm sú của Việt Nam được phép XK vào Trung Quốc.

Nafiqad cho biết, dự kiến ngày 20/10 tới, đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn dịch bệnh thủy sản của Việt Nam và kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP một số DN chế biến thủy sản có nhu cầu XK vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan.

Đặc biệt trong tháng 9 vừa rồi, có tới 19.500 con bò Úc được nhập về khu vực quản lý của Cơ quan Thú y vùng VI, cao gấp hơn 2 lần so với tháng 8 (8.700 con). Như vậy, so với lượng bò Úc NK cả năm ngoái vào khu vực do Cơ quan Thú y vùng VI quản lý vào khoảng 66.000 con, thì lượng bò Úc đã NK trong 9 tháng qua, rõ ràng đã cao hơn hẳn.

Để tăng cường hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, tháng 11/2013, UBND TP.HCM đã kết hợp với Sở NN-PTNT, Công thương tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sau hội nghị, có thêm 33 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được kí kết giữa các đơn vị sản xuất và tiêu thụ. Đến cuối tháng 9/2014, đã có 55 hợp đồng tiêu thụ được thực hiện.

Chỉ trong một tuần ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động SXKD phân bón, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh đã lấy 37 mẫu phân hữu cơ và vô cơ gửi đi kiểm nghiệm. Kết quả, có 5 mẫu phân hữu cơ, 3 mẫu phân vô cơ không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn công bố.