Phòng, chống sâu bệnh hại chè

Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, hiện nay tỷ lệ bọ cánh tơ và rầy xanh gây hại trên cây chè phổ biến ở mức 3 - 8%, nơi cao là 10 - 20%, cục bộ có nơi lên tới 40 - 50%. Toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.893ha chè bị bị nhiễm bọ cánh tơ, 1.498ha bị rầy xanh gây hại, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, hiện nay tỷ lệ bọ cánh tơ và rầy xanh gây hại trên cây chè phổ biến ở mức 3 - 8%, nơi cao là 10 - 20%, cục bộ có nơi lên tới 40 - 50%. Toàn tỉnh có 1.893ha chè bị bị nhiễm bọ cánh tơ, 1.498ha bị rầy xanh gây hại, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Điều kiện thời tiết trong thời gian tới rất thuận lợi cho rầy xanh, bọ cánh tơ phát sinh và gây hại nặng trên diện tích chè kinh doanh và trè mới trồng nếu không được phòng trừ kịp thời.
Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên cây chè, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh yêu cầu Trạm BVTV các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra, theo dõi diễn biến của rầy xanh, bọ cánh tơ; chủ động tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật, bao gồm: Chăm sóc tổng hợp như bón phân cân đối, tưới nước, ủ gốc giữ ẩm, hái chè hợp lý; thường xuyên kiểm tra diễn biến bọ cánh tơ và rầy xanh trên cây chè, đặc biệt chú ý giai đoạn chè nảy búp đến trước hái 7 ngày, nếu thấy tỷ lệ búp bị hại từ 5% trở lên thì sử dụng thuốc BVTV để phun trừ. Các loại thuốc được khuyến cáo để diệt bọ cánh tơ trên cây chè gồm: Confidor 100SL; Dylan 10 WG, Sutin 5EC, Actamec 20, 40EC, Monvetor 150OD; đối với rầy xanh là: Goodcheck 780 WP; Admire 050 EC, Catex 1.8 EC…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).

Ngư dân Nguyễn Vĩnh Phát (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành), chủ tàu cá QNa-00461 có công suất 90CV, cho biết: “Sau tết, vào ngày mùng 5, chúng tôi khởi hành ra khơi đánh bắt hải sản bằng nghề chụp mực. Chuyến biển khởi hành đầu năm thường cho sản lượng lớn do đây là mùa sinh sôi của cá, mực.

Mấy ngày nay, nhiều nông dân ở Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc) tập trung ra đồng để cải tạo đất, chăm bón và phòng trừ dịch bệnh cho cây màu và chuẩn bị cho vụ mùa mới. Bà Nguyễn Thị Lài ra đồng từ sớm để bón phân cho mấy sào ớt và bắp vừa mới gieo trồng trong vụ đông xuân để kịp thời thu hoạch vào cuối tháng 2 âm lịch sắp tới.

Nhằm hạn chế những thiệt hại do chuột gây ra, đảm bảo an toàn cho cây lúa đông xuân phát triển trong giai đoạn từ nay đến cuối vụ, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành hướng dẫn nông dân áp dụng đồng bộ các biện pháp diệt chuột bằng các loại bẫy, ưu tiên dùng những loại bẫy bả sinh học để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

Theo lịch thời vụ, nuôi tôm nước lợ năm 2015 ở các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh sẽ được bắt đầu từ ngày 5.3.2015 và kết thúc vào ngày 30.9.2015. Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT đã có cuộc trao đổi với P.V Báo Quảng Nam về công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi trong vụ mới này.