Phòng, chống sâu bệnh hại chè

Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, hiện nay tỷ lệ bọ cánh tơ và rầy xanh gây hại trên cây chè phổ biến ở mức 3 - 8%, nơi cao là 10 - 20%, cục bộ có nơi lên tới 40 - 50%. Toàn tỉnh Thái Nguyên có 1.893ha chè bị bị nhiễm bọ cánh tơ, 1.498ha bị rầy xanh gây hại, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, hiện nay tỷ lệ bọ cánh tơ và rầy xanh gây hại trên cây chè phổ biến ở mức 3 - 8%, nơi cao là 10 - 20%, cục bộ có nơi lên tới 40 - 50%. Toàn tỉnh có 1.893ha chè bị bị nhiễm bọ cánh tơ, 1.498ha bị rầy xanh gây hại, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Điều kiện thời tiết trong thời gian tới rất thuận lợi cho rầy xanh, bọ cánh tơ phát sinh và gây hại nặng trên diện tích chè kinh doanh và trè mới trồng nếu không được phòng trừ kịp thời.
Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên cây chè, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh yêu cầu Trạm BVTV các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra, theo dõi diễn biến của rầy xanh, bọ cánh tơ; chủ động tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật, bao gồm: Chăm sóc tổng hợp như bón phân cân đối, tưới nước, ủ gốc giữ ẩm, hái chè hợp lý; thường xuyên kiểm tra diễn biến bọ cánh tơ và rầy xanh trên cây chè, đặc biệt chú ý giai đoạn chè nảy búp đến trước hái 7 ngày, nếu thấy tỷ lệ búp bị hại từ 5% trở lên thì sử dụng thuốc BVTV để phun trừ. Các loại thuốc được khuyến cáo để diệt bọ cánh tơ trên cây chè gồm: Confidor 100SL; Dylan 10 WG, Sutin 5EC, Actamec 20, 40EC, Monvetor 150OD; đối với rầy xanh là: Goodcheck 780 WP; Admire 050 EC, Catex 1.8 EC…
Có thể bạn quan tâm

Góp phần hình thành những vùng chuyên canh, tập trung sản xuất hàng hóa lớn có năng suất cao, chất lượng tốt; thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuận lợi, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân là mục tiêu mà ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang hướng tới khi triển khai Đề án 1.000.

Chiều 8.10, hai căn nhà Đại đoàn kết thuộc dự án “Tín dụng nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường” đã được bàn giao cho hai hộ nông dân Nguyễn Văn Lâm và chị Lê Thị Gái thuộc xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, Long An.

Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) phối hợp Hội Hóa học TP.Hồ Chí Minh đã tìm các phương án nghiên cứu để sản xuất que thử nhanh chất cấm còn tồn dư trong nước tiểu vật nuôi.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản.

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai các giải pháp kết nối thị trường cả trong và ngoài nước; dự báo, đánh giá và thông tin kịp thời nhu cầu thị trường nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông-thủy sản.