Phòng, Chống Dịch Bệnh Tôm Nuôi

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất sát trùng Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 2 tỉnh: Thái Bình và Quảng Trị phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Cụ thể, hỗ trợ tỉnh Thái Bình 20 tấn Chlorine; tỉnh Quảng Trị 30 tấn Chlorine.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xuất cấp, quản lý và sử dụng số hóa chất sát trùng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Ông Nguyễn Văn Đức, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình cho biết, từ đầu tháng 5/2013, bệnh đốm trắng ở tôm sú đã xảy ra trên diện tích nuôi trồng thủy sản của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Tính đến ngày 12/6/2013, dịch bệnh đã xuất hiện ở 265 hộ thuộc 4 xã: Thái Đô (huyện Thái Thụy), Đông Minh, Nam Cường và Nam Thịnh (huyện Tiền Hải), với diện tích nuôi tôm chết là 50,745 ha (số lượng giống thả khoảng 8,157 triệu con).
Còn tại tỉnh Quảng Trị, ông Trần Hoãn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết, từ đầu tháng 4/2013 - 20/6/2013, dịch bệnh ở tôm nuôi đã xảy ra tại 6 xã thuộc 3 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh và Triệu Phong.
Dịch bệnh được xác định chủ yếu là hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, còn lại là bệnh đốm trắng và đầu vàng. Tính đến ngày 20/6/2013, tổng diện tích bị bệnh là 92,95 ha.
Trước tình hình dịch bệnh như trên, UBND tỉnh Thái Bình và Quảng Trị đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và địa phương tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch và xuất cấp hóa chất từ nguồn dự trữ của tỉnh hỗ trợ các địa phương xử lý ao nuôi bị bệnh. Đến nay, dịch bệnh tôm nuôi ở Thái Bình, Quảng Trị đã được khống chế.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước tạm ngưng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng định kỳ hai năm/lần đã khiến việc nhập khẩu phân bón, nhất là mặt hàng phân đạm (Urê) trong những tháng đầu năm nay tăng khá mạnh.

Việc sử dụng chất cấm salbutamol nhằm tăng trọng, tạo nạc trong chăn nuôi đang ở mức báo động. Nếu không chặn đứng hiện tượng này, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ khó xuất khẩu và bị người tiêu dùng trong nước quay lưng.

Hồ tiêu Cư Kuin đã được khẳng định trên thị trường trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, để quảng bá thương hiệu mặt hàng nông sản này huyện Cư Kuin (tỉnh Đăk Lăk) đang tiến hành xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Hồ tiêu Cư Kuin". Dù phía trước vẫn còn một chặng đường dài phấn đấu, nhưng việc mạnh dạn xây dựng thương hiệu cũng đã mở ra nhiều tín hiệu khả quan cho hàng nông sản địa phương.

Ngày 7.9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ giảm kỷ lục với mức giảm lên đến 51%.

Có thời điểm, giá thanh long tại Bình Thuận rớt thảm hại do dư thừa nguồn cung. Thanh long xấu xí do sâu bệnh không bán được mới cho bò ăn.