Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi

Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Vật Nuôi
Ngày đăng: 12/02/2015

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Mùi, và ngay từ bây giờ, hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm đã sôi động vào mùa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh.

Nguy cơ hiện hữu

Không thể không lo lắng khi mà ngay trước thời điểm Tết gõ cửa, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện trở lại tại tỉnh Cà Mau. Theo đó, dịch cúm A/H5N1 đã được phát hiện trên cả đàn gà và vịt nuôi tại một hộ chăn nuôi ở xã Khánh Hội, huyện U Minh làm 260 con gia cầm bị chết.

Như vậy, sau một thời gian khá dài được kiểm soát, dịch cúm gia cầm đã quay trở lại vào đúng thời điểm "nóng", trong khi dịch lở mồm long móng tại tỉnh Bắc Kạn cũng chưa qua 21 ngày. Điều này cho thấy sự lưu hành của virus cúm gia cầm và lở mồm long móng trong môi trường là rất đáng lo ngại.

Trước đó, kết quả giám sát chủ động của cơ quan thú y trong năm 2014 cũng cho thấy, 4,13% mẫu xét nghiệm vịt khỏe mạnh có mang trùng virus cúm A/H5N1. Trong một diễn biến khác, nhiều chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm đã xuất hiện và gây bệnh tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khiến hàng triệu con gia cầm lây nhiễm bệnh phải tiêu hủy tại nhiều nước, trong đó có những quốc gia giáp biên giới Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Gần đây, chủng virus cúm A/H7N9 có dấu hiệu gia tăng và liên tục gây bệnh trên người tại Trung Quốc. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh khi mà hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm qua biên giới vào Việt Nam thường có xu hướng gia tăng vào thời điểm cuối năm.

Ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, dự báo trong năm 2015, các ổ dịch sẽ vẫn phát ra rải rác tại một số địa bàn có nguy cơ cao, đặc biệt là khu vực nuôi nhiều thủy cầm hay xung quanh chợ buôn bán gia cầm sống và các khu vực có ổ dịch cũ. Thêm vào đó, việc xuất hiện chủng virus cúm A/H5N6 cùng với khả năng xâm nhập của các chủng virus cúm mới từ biên giới phía Bắc vào Việt Nam sẽ làm cho tình hình dịch bệnh phức tạp hơn.

Kiểm soát chặt từ cơ sở

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trong nước và trên thế giới, Bộ NN&PTNT đã có văn bản chỉ đạo các địa phương siết chặt kiểm soát dịch. Trong đó, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn, nhất là khu vực có nguy cơ cao nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch cúm khi còn ở diện hẹp.

Các cơ quan thú y địa phương tăng cường lấy mẫu giám sát trên gia cầm và môi trường nhằm phát hiện các chủng virus cúm trên gia cầm nhập lậu tại các chợ buôn bán gia cầm sống để có biện pháp xử lý kịp thời. Theo Bộ NN&PTNT, các địa phương cần chủ động xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, khuyến khích và hỗ trợ các trang trại chăn nuôi đẩy mạnh xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhận định, thời điểm giáp Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu sẽ diễn biến phức tạp, bởi vậy công tác kiểm soát, phòng chống dịch bệnh không được chủ quan. Ông Tám yêu cầu, Cục Thú y tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra tuyến cơ sở nhằm chấn chỉnh kịp thời tình trạng lơi là, chủ quan trong phòng chống dịch bệnh.

Tại Hà Nội, nhu cầu sử dụng thực phẩm của TP lớn, khoảng 800 – 1.000 tấn/ngày, trong đó phải nhập 35 - 40% từ các tỉnh, thành khác. Với lưu lượng vận chuyển, tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật rất lớn từ các tỉnh, thành ra vào Thủ đô, nguy cơ xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm là khá cao, nhất là dịp Tết.

Bởi vậy, mới đây, UBND TP đã có văn bản yêu cầu Chi cục Thú y phối hợp với các địa phương tăng cường hệ thống giám sát dịch bệnh đến từng thôn, xóm, hộ chăn nuôi. Khi có động vật ốm, chết nghi do mắc dịch bệnh nguy hiểm phải kịp thời thông báo và áp dụng ngay các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp.

UBND TP yêu cầu công khai số điện thoại đường dây nóng về tiếp nhận thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm của TP là 043.3800115 (Chi cục Thú y Hà Nội) để người dân chủ động khai báo dịch kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Ếch Ở Hồng Sơn Lãi Cao Mô Hình Nuôi Ếch Ở Hồng Sơn Lãi Cao

Hồng Sơn có diện tích trên 12 ha nuôi thủy sản nước ngọt, là xã khá nhất trong phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Hàm Thuận Bắc.

15/02/2014
Nuôi Tôm Bền Vững Nuôi Tôm Bền Vững

Ao nuôi tôm không quá lớn, là một biện pháp tránh rủi ro, vì nếu có hỏng ao này còn ao kia. Khi bệnh tôm phát sinh, ao nuôi nhỏ sẽ dễ xử lý và ít tốn kém hơn. Nếu dụng cụ, máy móc của một trong số ao này bị hỏng có thể di chuyển bổ sung cho nhau để giải quyết tạm thời. Diện tích tối ưu của ao nuôi tôm nên từ 3.000-5.000m2.

15/02/2014
Chi Gần 50 Tỉ Đồng Bồi Thường Bảo Hiểm Thủy Sản Chi Gần 50 Tỉ Đồng Bồi Thường Bảo Hiểm Thủy Sản

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.

17/02/2014
Một Mô Hình Nuôi Tôm Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Ở Bến Tre Một Mô Hình Nuôi Tôm Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Ở Bến Tre

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

17/02/2014
Xuất Hiện Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang Xuất Hiện Sinh Vật Lạ Gây Cá Chết Hàng Loạt Ở Kiên Giang

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

17/02/2014