Phòng bệnh Phytophthora trên cây có múi

Nấm Phytophthora spp. phát sinh từ đất và thường gây hại nặng ở vùng tưới tiêu chủ động, có lượng mưa nhiều hay mực thủy cấp cao. Nấm bệnh tấn công vườn ươm sẽ làm chết cây con, ở vườn mới trồng thì bị thối gốc, xì mủ và thối rễ. Ở những vườn trồng lâu năm thì cây bị thối gốc, xì mủ, thối rễ hoàn toàn và thối nâu. Đặc biệt là khi tồn trữ ở kho đóng gói, trái sẽ bị thối nâu gây thiệt hại lớn. Sự nhiễm bệnh xảy ra thường thì do vết thương trên cây hoặc vết nứt của vỏ hay vùng kéo dài của đỉnh rễ. Khi cây có triệu chứng bị nhiễm bệnh thì nấm bệnh đã xâm nhập trước đó, phát triển kéo theo hiện tượng xì mủ.
Cây bị nhiễm nặng, lá có màu xanh nhạt, gân lá có màu vàng, vết bệnh điển hình trên thân cây có hình giống như “đai thắt lưng” vì vùng bị ảnh hưởng có lớp mô mấu nhô lên xung quanh và vết bệnh sẽ ngưng phát triển nếu như nấm bệnh bị chết. Nếu sử dụng gốc ghép kháng bệnh làm giống thì vết bệnh vẫn xuất hiện phần thân bên trên. Khi cây bị nhiễm nặng, tán cây phát triển kém, lá bị rụng, thân cây bị vặn, chồi phát triển ngắn. Trái bị nhiễm sẽ mất màu xanh vỏ trái mà chuyển sang màu nâu sáng trông giống da thuộc và có vẻ cứng rắn hơn vỏ bình thường.
Để quản lý bệnh Phytophthora trên vườn cây có múi, cần hết sức lưu ý: Nếu vườn mới chuẩn bị trồng thì tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về canh tác, xây dựng bờ trồng theo hướng ánh sáng mặt trời, độ cao của bờ phải đạt chuẩn, không để rễ cây phát triển chạm mức nước thủy cấp trong những năm về sau. Khử trùng đất hay các hố trồng bằng vôi, sử dụng phân hữu cơ ngay khi đặt cây vào hố trồng.
Chọn giống hoặc gốc ghép ít bị nhiễm bệnh. Nếu vườn đã trồng sẵn thì hàng năm bón thêm phân chuồng trộn với nấm Trichoderma (nấm đối kháng với một số nấm gây bệnh từ đất). Luôn vệ sinh vườn vì các tàn dư từ trái cây hay lá rụng dễ lưu tồn mầm bệnh. Cắt tỉa bỏ các cành quá thấp, gần mặt đất, tránh gây vết thương cho cây. Khai thông vườn bằng các mương nhỏ, không cho nước ứ đọng, trồng một số loài cỏ dại để tạo mặt đất tơi xốp, thông khí, mát vườn, chống xói mòn đất mặt và là nơi thu hút thiên địch trú ngụ. Hạn chế các loại côn trùng từ đất lên cây như mối, ve sầu… vì chúng dễ dàng mang mầm bệnh từ đất lên. Nếu là cây lâu năm, cây cao, cần mang dép trước khi vào vườn và bỏ dép khi trèo cây, tránh sự lây nhiễm trực tiếp hay gián tiếp. Phát hiện cây bị bệnh cần phòng trị sớm bằng các loại dầu sinh học, dầu khoáng hay các loại thuốc hóa học đặc trị (Aliette, Ridimil - Mancozeb…).
Có thể bạn quan tâm

Nếu như việc nuôi dế để làm thực phẩm đưa ra thị trường giúp nông dân trẻ Nguyễn Thanh Tùng (Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. HCM) trở thành tỷ phú thì cũng tại địa phương này người cựu chiến binh Phạm Ngọc Tuân (xã Nhuận Đức) cũng đi lên từ cặp nhím giống.

Nhờ sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm, nhiều nông dân ở thành phố Cao Lãnh đã không chỉ đưa gia đình mình thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu chính đáng.

Cứ mỗi độ tết đến xuân về, người Hương Sơn lại thi nhau ra vườn hái chọn lấy những quả cam bù đẹp nhất trong vườn đưa vào đặt lên bàn thờ cúng Tổ tiên bằng cả tấm lòng qua một năm gặt hái. Bởi vào dịp tết cổ truyền dân tộc là cam bù Hương Sơn lại vào mùa thu hoạch.

Nguyễn Ngọc Tứ, bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng được mọi người gọi bằng cái tên “Chàng thanh niên mê cây cà phê”.

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).