Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá lăng

Phòng Bệnh Cho Cá Sau Mùa Lũ

Phòng Bệnh Cho Cá Sau Mùa Lũ
Ngày đăng: 05/12/2012

Sau mùa lũ, nhiều công trình cơ sở hạ tầng của ngành thủy sản như cống, đập, bờ bao, ao đầm, lồng bè nuôi trồng thủy sản bị phá hủy. Lũ lụt còn làm cho các ao đầm tụ bùn, phù sa, mùn bã, rác và các chất thải khác; làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn các mầm bệnh đối với cá nuôi. Vì vậy, để khôi phục sản xuất thủy sản ở vùng ngập lụt, cần cải tạo môi trường ao đầm, kiểm tra chặt chẽ đàn cá nuôi và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa các bệnh cho cá nuôi.

- Cải tạo môi trường: để khôi phục sản xuất thủy sản sau lũ, lụt, phải cải tạo lại ao đầm; làm cạn nước, bốc vét bùn ra khỏi ao, dùng vôi (CaO) rải đáy và bờ ao để diệt tạp và trung hòa độ pH. Rải vôi vào ngày nắng, rải tập trung ở những nơi có đọng bùn; tụ bổ lại cống, đăng và làm vệ sinh mương cấp và thoát nước; cọ rửa, phơi khô lồng, bè, sau đó quét hoặc phun clorua vôi (Ca (OCI)2 với lượng 200 – 250g/m3 lồng).

- Kiểm tra và thả bổ sung cá nuôi:

+ Trong các ao đầm nuôi cá sau ngập lụt, thường xuất hiện nhiều loại cá tạp từ nơi khác đến, đồng thời cá nuôi cũng bị cuốn trôi đi nơi khác.

+ Số cá còn lại sống trong môi trường nước bị ô nhiểm, thiếu thức ăn. Do đó, cần kiểm tra, tuyển chọn đàn cá nuôi và bổ sung cá giống. Đối với cá được tuyển chọn để nuôi lại, nhất thiết phải tẩy trùng khi tảh sang ao khác.

+ Đối với cá giống thả bổ sung, phải chọn cá đủ tiêu chuẩn, không bị nhiễm bệnh, khỏe mạnh, bảo đảm kích cỡ.

- Phòng, trị bệnh cho cá trong quá trình nuôi:

+ Cá nuôi ở những vùng bị ngập lụt thường mắc các bệnh như: xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ do vi khuẩn gây hại, trùng bánh xe, sán là đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh. Do vậy, trong quá trình nuôi, cần chú động phòng ngừa bằng cách: bón vôi định kỳ xuống ao 15 ngày một lần, mỗi lần 1,5 – 2 kg/100m2 nước; sử dụng chế phẩm sinh học như chất phục hồi môi trường và ức chế vi khuẩn có hại MAZO, chất lắng đọng xử lý môi trường CV-01, chất xử lý ô nhiễm nền đáy ENVIRON-AC, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá để phát hiện bệnh kịp thời.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Lăng Nha - Ngư Dân Đầu Nguồn Phát Lên Nuôi Cá Lăng Nha - Ngư Dân Đầu Nguồn Phát Lên

Nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè là một mô hình hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho ngư dân vùng sông nước đầu nguồn huyện An Phú. Cá lăng nha đuôi đỏ đặc sản mở ra triển vọng mới trong nghề nuôi thủy sản ở An Giang...

24/12/2013
Cách Nuôi Cá Lăng Thương Phẩm Hiệu Quả Cao Cách Nuôi Cá Lăng Thương Phẩm Hiệu Quả Cao

ThS. Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. HCM) cho sinh sản nhân tạo thành công các giống cá lăng quý hiếm, và sản xuất hàng loạt cá giống cung cấp cho người dân. Công nghệ này cũng được chuyển giao cho nhiều địa phương sản xuất cá giống thành công, để nuôi thành cá lăng thương phẩm hiệu quả cao.

24/12/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lăng Thương Phẩm Hiệu Quả Cao Kỹ Thuật Nuôi Cá Lăng Thương Phẩm Hiệu Quả Cao

ThS. Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. HCM) cho sinh sản nhân tạo thành công các giống cá lăng quý hiếm, và sản xuất hàng loạt cá giống cung cấp cho người dân.

17/02/2014
Nhân Giống Và Nuôi Cá Lăng Thương Phẩm Nhân Giống Và Nuôi Cá Lăng Thương Phẩm

Cá lăng vàng có tên khoa học Mytusnemurus, sống trong các vùng nước ngọt và nước lợ thuộc vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

17/02/2014
Ương Cá Lăng Nha Trên Bể Lót Bạt Ương Cá Lăng Nha Trên Bể Lót Bạt

Kỹ sư Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt”.

22/03/2014