Phó Thủ tướng thúc phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành liên quan về việc sớm phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển cây mắc ca; khẩn trương phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tăng cường các biện pháp quản lý về chất lượng giống; hướng dẫn người sản xuất hợp tác, liên kết với doanh nghiệp đầu tư, tổ chức sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, bảo đảm phát triển cây mắc ca theo hướng nhanh, bền vững.
Hồi giữa tháng 4/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn 2930 về việc phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Theo đó, Bộ ủng hộ đề xuất của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) thành lập Hiệp hội mắc ca Việt Nam và Tây Nguyên. Bộ cũng chỉ định Tổng Cục Lâm nghiệp là đơn vị quản lý cây mắc ca làm đầu mối để làm việc và phối hợp với ngân hàng trong các vấn đề về phát triển cây mắc ca.
Trước đó, cuối tháng 3/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc cũng đã đồng ý về nguyên tắc xây dựng đề tài khoa học "Phát triển cây mắc ca ở vùng Tây Bắc" đạt hiệu quả. Phó Thủ tướng giao Chủ nhiệm "Chương trình khoa học, công nghệ phát triển bền vững vùng Tây Bắc" phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn đề tài cho phù hợp, tránh trùng lắp, chồng chéo.
Cây mắc ca có xuất xứ từ Úc. Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt mắc ca được xếp vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại hạt”. Vỏ của quả mắc ca được dùng làm chất đốt, phân bón, chất bồi. Nhân hạt mắc ca dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem… Dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn.
Sau hơn 10 năm đưa vào trồng tại Việt Nam, diện tích mới đạt trên 2000 ha và có khoảng 10 giống mắc ca được đánh giá phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu vùng Tây Nguyên, Tây Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Cùng gia đình lập nghiệp tại vùng đất Ninh Mã (Vạn Thọ, Vạn Ninh, Khánh Hòa) từ năm 1997 với nhiều khó khăn, nhưng với khát vọng làm giàu, anh Lê Quang Toàn, hội viên nông dân xã Vạn Thọ đã vươn lên trở thành tỷ phú từ việc nuôi tôm.

Một vùng quê ven biển có phù sa màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi; con người cần cù, năng động, sáng tạo luôn mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất… đã tạo ra những bước đột phá bước đầu và đang vươn lên trong phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.

Ngày 31/7, Chi cục Thuỷ sản đã tổ chức thả giống hỗ trợ cho các hộ thực hiện Dự án "Xây dựng mô hình chuyển đổi diện tích vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản năm 2015" tại xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Đây là năm thứ hai liên tiếp, nhiều người nuôi ốc hương trong đìa ở các xã Xuân Phương, Xuân Cảnh (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) thu tiền tỉ.

Thời gian qua, phong trào nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi (Cà Mau) không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 2010, toàn huyện chỉ có khoảng 1.000 ha, thì tính đến cuối tháng 6/2015, diện tích đã nâng lên hơn 2.880 ha, năng suất bình quân đạt từ 5 - 7 tấn/ha/vụ.