Phó Thủ tướng thúc phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành liên quan về việc sớm phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển cây mắc ca; khẩn trương phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tăng cường các biện pháp quản lý về chất lượng giống; hướng dẫn người sản xuất hợp tác, liên kết với doanh nghiệp đầu tư, tổ chức sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, bảo đảm phát triển cây mắc ca theo hướng nhanh, bền vững.
Hồi giữa tháng 4/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn 2930 về việc phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Theo đó, Bộ ủng hộ đề xuất của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) thành lập Hiệp hội mắc ca Việt Nam và Tây Nguyên. Bộ cũng chỉ định Tổng Cục Lâm nghiệp là đơn vị quản lý cây mắc ca làm đầu mối để làm việc và phối hợp với ngân hàng trong các vấn đề về phát triển cây mắc ca.
Trước đó, cuối tháng 3/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Chỉ đạo Tây Bắc cũng đã đồng ý về nguyên tắc xây dựng đề tài khoa học "Phát triển cây mắc ca ở vùng Tây Bắc" đạt hiệu quả. Phó Thủ tướng giao Chủ nhiệm "Chương trình khoa học, công nghệ phát triển bền vững vùng Tây Bắc" phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn đề tài cho phù hợp, tránh trùng lắp, chồng chéo.
Cây mắc ca có xuất xứ từ Úc. Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt mắc ca được xếp vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại hạt”. Vỏ của quả mắc ca được dùng làm chất đốt, phân bón, chất bồi. Nhân hạt mắc ca dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem… Dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn.
Sau hơn 10 năm đưa vào trồng tại Việt Nam, diện tích mới đạt trên 2000 ha và có khoảng 10 giống mắc ca được đánh giá phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu vùng Tây Nguyên, Tây Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày qua, rất nhiều người hiếu kỳ đã tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Cau (57 tuổi, trú tổ 14, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) để chiêm ngưỡng củ khoai lang tím “khổng lồ” và có hình thù kỳ lạ (ảnh), nặng gần 3kg và có hình giống với trái dừa xiêm.

Những năm gần đây, người nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông luôn thắc thỏm lo âu trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông. Ông Nguyễn Văn Thấy (73 tuổi), ngụ tổ 3, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (khu vực hạ du cầu Gò Dầu) là một trong những người nuôi cá bè lâu năm ở đây. Ông Thấy quê ở An Giang, lên Tây Ninh mưu sinh từ 20 năm trước. Lúc mới về đây, gia đình ông hoàn toàn trắng tay, chỉ có chiếc ghe nhỏ cũ vừa là “nhà”, vừa là phương tiện đánh bắt cá kiếm sống.

Cơn lũ bất ngờ đêm 16-11 làm nhiều người dân không kịp trở tay. Chỉ trong phút chốc, nhiều hộ dân ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - nơi bị thiệt hại nặng nề của trận lũ - phải chịu cảnh trắng tay vì lũ…

Sau một thời gian tạm lắng, đến nay tình trạng người dân đăng đặt đáy rớ, ngư lưới cụ, chướng ngại vật, khai thác thủy sản trái phép trong phạm vi vùng nước cảng biển, luồng tàu, vùng quay trở tàu Cảng Chân Mây lại tái diễn, gây cản trở giao thông đường thủy, làm thiệt hại về kinh tế cho các đơn vị, tàu thuyền đăng ký kinh doanh, hoạt động tại bến cảng này.

Theo UBND huyện Cát Hải (Hải Phòng), tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản 10 tháng đạt 7.400 tấn; cả năm ước đạt 9.000 tấn, trong đó: khai thác thuỷ sản ước đạt 3.700 tấn, bằng 100% kế hoạch; nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.300 tấn, bằng 100% kế hoạch.