Phố Cáo Giúp Người Dân No Ấm

Những cánh đồng mẫu ngô, lúa và các mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn... đã mang lại thu nhập cho người dân ở xã Phố Cáo (Đồng Văn). Dù năm qua thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự tập trung lãnh chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được triển khai đồng bộ và đạt những kết quả nhất định.
Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục có chuyển biến tích cực, từng bước làm thay đổi cách nghĩ, cách làm cũ trong nhân dân, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, chuyển đổi cây, con giống có năng suất chất lượng tốt. Được biết, toàn xã đến nay có trên 200 máy cày loại nhỏ thay thế cho sức kéo gia súc.
Để đảm bảo đúng thời vụ, ngay từ đầu năm Ban chỉ đạo sản xuất Nông lâm nghiệp xã đã phân công trách nhiệm cho các thành viên phụ trách các thôn; chỉ đạo các đoàn thể xã ký kết giao ước thi đua và chương trình phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2014. Triển khai cho nhân dân đăng ký giống ngô, đậu tương, hướng dẫn gieo trồng đúng kỹ thuật, thời vụ sản xuất, các tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu, thâm canh...
Qua đó, tổng diện tích gieo trồng ngô là 273,17 ha, đạt 96% KH; ngô vụ xuân có 267 ha năng suất bình quân đạt 43,1 tạ/ha, sản lượng đạt 1.150,7 tấn; ngô lai thâm canh là 185,9 ha; cánh đồng mẫu ngô là 40 ha, năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha. Tổng diện tích lúa cấy đạt 186,5 ha, năng suất bình quân là 59,8 tạ/ha, sản lượng đạt 1.115,27 tấn. Cây đậu tương gieo trồng được 210,1 ha, năng suất bình quân đạt 13,62 tạ/ha. Ngoài ra, còn có các loại cây trồng khác như: 356,0 ha rau, đậu các loại.
Bên cạnh đó chăn nuôi cũng được quan tâm đầu tư với tổng đàn gia súc là 4.471 con; đàn gia cầm có 19.696 con và 319 tổ ong. Từ mô hình thụ tinh nhân tạo bò, hỗ trợ bò giống đã khuyến kích người dân đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc. Theo đó, diện tích trồng cỏ cũng tăng lên là 59,3 ha để phát triển đàn bò.
Chương trình hỗ trợ lợn giống 5 triệu đồng/đôi đã giúp nhân rộng mô hình nuôi lợn đen ra nhiều thôn như: Tráng Phúng A, Lán Xì A, Sủa Pả A, Chúng Pả A. Chị Hoàng Thị Thanh Bình, ở thôn Tráng Phúng A, cho biết: “gia đình tôi đã nuôi lợn đen nhiều năm nay, quy mô nuôi 30 con, một năm nuôi được 2 lứa lợn có cân nặng từ 1 – 1,2 tạ xuất ra thị trường, kết hợp với chăn nuôi 100 con vịt để lấy trứng bán thì trừ các chi phí cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Vui vẻ chia sẻ về định hướng trong năm tới, Chủ tịch UBND xã Phố Cáo, Phạm Thị Hiền, cho biết: “Nhờ chuyển đổi giống mới nên năng suất các loại cây nông nghiệp đã tăng cao hơn trước. Hiện nay, xã còn khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi do chưa có sự hỗ trợ lãi suất cho các hộ vay vốn, xử lý thải và xây bể biogas.
Định hướng trong năm tới là phát triển mạnh chăn nuôi bò hàng hóa, chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò vỗ béo. Xây dựng các mô hình nuôi lợn từ 10 – 15 con trở lên, nuôi gà, vịt... đáp ứng nhu cầu của thị trường”.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ chừng 2 năm qua do nước lũ đầu nguồn không đổ về nhiều, phần do nhiều người bắt ốc và biết tận thu nguồn lợi này làm mồi nuôi cá đồng, tôm sú nên ốc ít dần.

Nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, thực hiện thành công nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc phát triển các mô hình chăn nuôi kết hợp, tạo việc làm và ổn định đời sống nhân dân.

Qua đó, các hội viên áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi trong gia đình. Với phương thức “cầm tay chỉ việc”, HND xã đã phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, đến từng gia đình hội viên hướng dẫn, giúp đỡ nông dân làm kinh tế, cùng vươn lên làm giàu.

Thời gian qua, phường Quảng Tiến (thị xã Sầm Sơn) đã tập trung chỉ đạo, động viên bà con ngư dân tích cực đầu tư, nâng cấp phương tiện đánh bắt hải sản nhằm nâng cao năng suất lao động. Hiện nay, toàn phường có 217 phương tiện đánh bắt hải sản các loại, với tổng công suất 54.000 CV, số lao động trực tiếp đi biển là 1.900 người.

Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.