Phố Cáo Giúp Người Dân No Ấm

Những cánh đồng mẫu ngô, lúa và các mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn... đã mang lại thu nhập cho người dân ở xã Phố Cáo (Đồng Văn). Dù năm qua thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự tập trung lãnh chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được triển khai đồng bộ và đạt những kết quả nhất định.
Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục có chuyển biến tích cực, từng bước làm thay đổi cách nghĩ, cách làm cũ trong nhân dân, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, chuyển đổi cây, con giống có năng suất chất lượng tốt. Được biết, toàn xã đến nay có trên 200 máy cày loại nhỏ thay thế cho sức kéo gia súc.
Để đảm bảo đúng thời vụ, ngay từ đầu năm Ban chỉ đạo sản xuất Nông lâm nghiệp xã đã phân công trách nhiệm cho các thành viên phụ trách các thôn; chỉ đạo các đoàn thể xã ký kết giao ước thi đua và chương trình phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2014. Triển khai cho nhân dân đăng ký giống ngô, đậu tương, hướng dẫn gieo trồng đúng kỹ thuật, thời vụ sản xuất, các tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu, thâm canh...
Qua đó, tổng diện tích gieo trồng ngô là 273,17 ha, đạt 96% KH; ngô vụ xuân có 267 ha năng suất bình quân đạt 43,1 tạ/ha, sản lượng đạt 1.150,7 tấn; ngô lai thâm canh là 185,9 ha; cánh đồng mẫu ngô là 40 ha, năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha. Tổng diện tích lúa cấy đạt 186,5 ha, năng suất bình quân là 59,8 tạ/ha, sản lượng đạt 1.115,27 tấn. Cây đậu tương gieo trồng được 210,1 ha, năng suất bình quân đạt 13,62 tạ/ha. Ngoài ra, còn có các loại cây trồng khác như: 356,0 ha rau, đậu các loại.
Bên cạnh đó chăn nuôi cũng được quan tâm đầu tư với tổng đàn gia súc là 4.471 con; đàn gia cầm có 19.696 con và 319 tổ ong. Từ mô hình thụ tinh nhân tạo bò, hỗ trợ bò giống đã khuyến kích người dân đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc. Theo đó, diện tích trồng cỏ cũng tăng lên là 59,3 ha để phát triển đàn bò.
Chương trình hỗ trợ lợn giống 5 triệu đồng/đôi đã giúp nhân rộng mô hình nuôi lợn đen ra nhiều thôn như: Tráng Phúng A, Lán Xì A, Sủa Pả A, Chúng Pả A. Chị Hoàng Thị Thanh Bình, ở thôn Tráng Phúng A, cho biết: “gia đình tôi đã nuôi lợn đen nhiều năm nay, quy mô nuôi 30 con, một năm nuôi được 2 lứa lợn có cân nặng từ 1 – 1,2 tạ xuất ra thị trường, kết hợp với chăn nuôi 100 con vịt để lấy trứng bán thì trừ các chi phí cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Vui vẻ chia sẻ về định hướng trong năm tới, Chủ tịch UBND xã Phố Cáo, Phạm Thị Hiền, cho biết: “Nhờ chuyển đổi giống mới nên năng suất các loại cây nông nghiệp đã tăng cao hơn trước. Hiện nay, xã còn khó khăn trong việc phát triển chăn nuôi do chưa có sự hỗ trợ lãi suất cho các hộ vay vốn, xử lý thải và xây bể biogas.
Định hướng trong năm tới là phát triển mạnh chăn nuôi bò hàng hóa, chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò vỗ béo. Xây dựng các mô hình nuôi lợn từ 10 – 15 con trở lên, nuôi gà, vịt... đáp ứng nhu cầu của thị trường”.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân không bám biển thì không có cá, tôm không có sinh kế. Đặc trưng sinh kế này buộc ngư dân phải gắn bó rất chặt chẽ với biển. Muốn ra được biển trong bối cảnh phức tạp hiện nay họ cần được đầu tư hỗ trợ. Nhà nước và thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân; tuy nhiên, vì nhiều lý do, các chính sách này chưa đến được ngư dân. Không được tiếp sức kịp thời, hiệu quả khi đang ở giai đoạn khó khăn nhất, ngư dân ngày càng đuối sức, khai thác thủy sản Hải Phòng vì thế ngày càng tụt hậu.

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện An Lão tổ chức thực hiện tại xã An Tân. Tham gia mô hình có 30 hộ nông dân của các thôn Tân An, Tân Lập, Thanh Sơn và Thuận An. Mô hình đã được đầu tư gần 86 triệu đồng mua 30 con bò cái nền, cấp cho mỗi hộ 1 con để chăn nuôi.

Mãng cầu ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) được coi là trái cây đặc sản vì mùi vị thơm ngon. Một số vườn mãng cầu của huyện từng đạt giải trái ngon, giống tốt các tỉnh miền Đông Nam bộ. Nhưng chỉ qua một thời gian ngắn, diện tích mãng cầu giảm hơn 2/3.