Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phê Duyệt Tái Cơ Cấu Lĩnh Vực Trồng Trọt

Phê Duyệt Tái Cơ Cấu Lĩnh Vực Trồng Trọt
Ngày đăng: 23/05/2014

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với thị trường trên cơ sở phát huy lợi thế các vùng, miền.

Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt.

Theo Kế hoạch, đối với lúa gạo, thực hiện đổi mới ngành sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và xuất khẩu có hiệu quả cao; chuyển đổi diện tích gieo trồng lúa hiệu quả thấp sang cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản; áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, tiết kiệm giống, phân bón, nước, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị; thu gom, tái sử dụng các phụ phẩm từ lúa, gạo (rơm rạ, vỏ trấu) để tăng giá trị gia tăng.

Đối với cây công nghiệp lâu năm có khả năng cạnh tranh cao (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè), Kế hoạch nêu rõ cần rà soát quy hoạch phát triển cao su, cà phê, chè; quy hoạch phát triển hồ tiêu, điều cho phù hợp với thị trường và đảm bảo các điều kiện sản xuất bền vững, ưu tiên tập trung tái canh cà phê để duy trì năng suất, sản lượng cà phê; thâm canh tăng năng suất, chất lượng điều, giảm lượng điều nguyên liệu nhập khẩu.

Đối với cây ăn quả, mở rộng diện tích, thâm canh, rải vụ, tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm cây ăn quả, trong đó tập trung các cây ăn quả chủ lực như thanh long, xoài, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, vải, chuối…

Áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng cây trồng

Theo Kế hoạch, sẽ nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt theo nhu cầu thị trường; áp dụng giống ngô, đậu tương, bông chuyển gen; khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

Về kỹ thuật canh tác, áp dụng công nghệ cao, các quy trình sản xuất bền vững theo Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) theo hướng tiết kiệm nước, tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất nhằm tăng năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Một nhiệm vụ quan trọng nữa đặt ra tại Kế hoạch là tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng đối tác công tư PPP, tăng cường xúc tiến thương mại. Theo đó, hoàn thiện, mở rộng, nâng cao hiệu quả mô hình tổ chức sản xuất bền vững theo hình thức PPP; trước mắt, giai đoạn 2014-2015 cùng các đối tác tập trung triển khai kết quả 4 mô hình PPP: chè, cà phê, ca cao, rau khoai tây.

Về cơ chế chính sách, xây dựng mới chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất lúa; chính sách tái canh cà phê, chính sách áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn (cao su, cà phê, hồ tiêu, mía…) trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ giống mới, xây dựng mô hình, đào tạo, chính sách tín dụng ưu đãi, nhất là cho nông dân nghèo, vùng sâu vùng xa.


Có thể bạn quan tâm

Thưởng Thức Đặc Sản Tam Giang - Cầu Hai Thưởng Thức Đặc Sản Tam Giang - Cầu Hai

Cái thú vào nhà hàng ở Huế để thưởng thức các món ăn đặc sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai không còn quá xa lạ đối với người dân xứ Huế và du khách.

16/12/2013
Trồng Cỏ Nhung Giúp Nhiều Lao Động Nhàn Rỗi Có Mức Thu Nhập Ổn Định Trồng Cỏ Nhung Giúp Nhiều Lao Động Nhàn Rỗi Có Mức Thu Nhập Ổn Định

Những năm gần đây, nghề trồng cỏ nhung tại xã Tân Khánh Đông (thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) phát triển mạnh, nghề này không chỉ tạo thu nhập ổn định cho người dân mà còn giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương có việc làm với mức thu nhập ổn định.

16/12/2013
Củ Hành Tím Được Mùa, Được Giá Củ Hành Tím Được Mùa, Được Giá

Vụ mùa củ hành tím năm 2013, nông dân xã Tân Điền (Gò Công Đông - Tiền Giang) xuống giống 150 ha, nhiều nhất ở ấp Nam và ấp Trung.

16/12/2013
Hiệu Quả Sản Xuất Của Cánh Đồng Mẫu Lớn Hiệu Quả Sản Xuất Của Cánh Đồng Mẫu Lớn

ĐBSCL là vùng trồng lúa quan trọng nhất cả nước. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa gia tăng, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.

16/12/2013
Buông Lỏng Kiểm Tra Thức Ăn Thủy Sản, Nông Dân “Lãnh Đủ” Buông Lỏng Kiểm Tra Thức Ăn Thủy Sản, Nông Dân “Lãnh Đủ”

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất gần 4 triệu tấn thức ăn thủy sản (TĂTS) nhưng việc kiểm soát chất lượng mặt hàng lại đang bị buông lỏng, khiến nông dân hứng chịu không ít thiệt hại.

16/12/2013