PHB 71 trên cánh đồng mẫu lớn

Hội thảo đầu bờ SX giống lúa lai ba dòng PHB 71 trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) thu hút hàng trăm cán bộ và nông dân các huyện lân cận.
Nông dân tham gia mô hình rất phấn khởi bởi lúa cho năng suất cao...
Ông Nguyễn Viết Trung, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Nghĩa Đàn cho biết, PHB 71 là giống lúa lai ba dòng (F1) do Cty Pioneer Hi-Bred lnternational (Hoa Kỳ) lai tạo và SX tại Ấn Độ.
Đơn vị phân phối giống tại Việt Nam là Cty CP Giống cây trồng Nông Tín.
Trong những năm gần đây Trạm BVTV và Trạm KN Nghĩa Đàn phối hợp với đơn vị cung ứng giống đã tiến hành xây dựng nhiều mô hình SX lúa PHB 71.
Kết quả tất cả các mô hình đều cho năng suất cao hơn từ 8 - 10% so với các giống lúa lai đang làm.
Chính vì vậy, vụ mùa này lãnh đạo huyện đã chỉ đạo Phòng NN-PTNT, Trạm BVTV và Trạm KN nhân rộng mô hình SX trên cánh đồng mẫu lớn 30 ha tại xã Nghĩa Thịnh.
Thuận lợi lớn khi bước vào thực hiện mô hình này là đồng ruộng của xã Nghĩa Thịnh đã được dồn điền đổi thửa. Hệ thống tưới tiêu thủy lợi ổn định dẫn nước đầy đủ kịp thời.
Bà con được tập huấn kỹ thuật và được hỗ trợ giống, phân bón nên ai cũng phấn khởi.
Đánh giá về quá trình thực hiện mô hình, ông Lê Viết Sĩ, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thịnh cho biết: "Xã chúng tôi đã gieo trồng giống lúa PHB 71 từ mấy năm nay.
Vụ xuân 2015 năng suất bình quân 70 tạ/ha, trong đó có nhiều cánh đồng đã đạt 80 tạ/ha. Vụ mùa, cánh đồng mẫu lớn 30 ha gặp phải thời tiết nắng nóng gay gắt, kéo dài.
Tuy nhiên nhờ có sự hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc của Trạm BVTV và Trạm KN huyện nên năng suất đạt 67 tạ/ha. Trong khi đó năng suất ở cánh đồng đối chứng chỉ đạt 54 tạ/ha".
"Thực tế cho thấy ở đâu có cánh đồng lớn thì ở đó có năng suất chất lượng cây trồng tăng cao, vì tiến bộ kỹ thuật được áp dụng một cánh đồng bộ và mọi chi phí SX đều tiết kiệm được một cách triệt để", ông Châu khẳng định.
Ông Hoàng Quốc Hùng ở xóm 2, xã Nghĩa Thịnh cho biết: "Nhà tôi gieo trồng 2 sào (500 m2/sào) lúa PHB 71 ở cánh đồng mẫu lớn.
Qua gặt thử để đánh giá thì năng suất đạt 4 tạ/sào. Có nhiều nhà còn đạt tới 5 tạ/sào.
Thời gian sinh trưởng và chiều cao của PHB 71 tương đương các giống lúa đối chứng, song chống đổ tốt hơn. Chất lượng gạo thơm ngon, hạt cơm cũng dẻo hơn nhiều so với các giống lúa khác".
Ông Lê Văn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hội kiến nghị: "Trong mấy năm qua nông dân chúng tôi đã gieo trồng giống lúa PHB 71, năng suất chất lượng đạt rất cao.
Nay ruộng đồng cũng được chỉnh trang, dồn diền đổi thửa, vì vậy chúng tôi đề nghị các cấp giúp đỡ để Nghĩa Hội thực hiện gieo trồng giống lúa PHB 71 trên cánh đồng mẫu lớn…".
Ông Trương Minh Châu, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An cho hay, qua theo dõi mô hình và được kiểm tra đánh giá tại đồng ruộng, chúng tôi thấy đây là mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mục tiêu của chúng ta đặt ra là cơ cấu giống lúa trên cánh đồng mẫu lớn làm sao đó để đạt năng suất cao hơn 10% so với các cánh đồng đối chứng. Nhưng thực tế ở đây năng suất lúa PHB 71 đạt được đã cao hơn 20,7%.
Như vậy là rất tốt.
Tuy nhiên để đạt được kết quả này, theo ông cH yếu tố quan trọng nhất vẫn là cánh đồng mẫu lớn, tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo SX, thuận lợi cho nông dân đưa cơ giới vào làm đất, gieo trồng.
Việc dẫn nước thủy lợi, bón phân vào đồng ruộng cũng được thực hiện một cách đồng bộ, đúng kỹ thuật. Cánh đồng mẫu lớn còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh.
Nông sản thu hoạch cũng thực hiện được một cách nhanh, gọn.
Có thể bạn quan tâm

Đang làm thợ tại một xưởng cơ khí trong xã, có thu nhập ổn định, nhưng chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hào (27 tuổi), ở thôn Đốc Kỉnh, xã Cam Chính, (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) quyết định bỏ việc để mở trại nuôi thỏ. Nhờ cần cù, chịu khó và quyết tâm dám nghĩ dám làm, đến nay anh Hào đã gây dựng cho mình một trang trại nuôi thỏ. Đây là một mô hình làm kinh tế khá mới mẻ và sẽ mở ra một hướng làm kinh tế mới cho người dân trong vùng...

Mạnh dạn đưa cây rau chế biến vào sản xuất vụ đông năm 2014, vừa qua, nông dân xã Long Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã thu hoạch được hơn 30 tấn dưa chuột bao tử và đang thu hoạch những lứa ngô bao tử đầu tiên. Kết quả này khẳng định hai cây trồng trên phù hợp với tập quán canh tác, điều kiện sản xuất tại địa phương, mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân vùng cao.

Các hộ trồng điều trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai) vừa cho biết, hiện giá điều đầu vụ đạt 26.500 đồng/kg, tức tăng 4.000 đồng so với thời điểm năm ngoái.

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết, năm 2014 sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhiều thành tựu. Kết quả uớc giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 2.041 tỷ đồng, tăng 0,17% so kế hoạch; trong đó trồng trọt đạt 834,055 tỷ đồng, chăn nuôi ước đạt 202,044 tỷ đồng, thuỷ sản ước đạt 304,800 tỷ đồng.

Dự án do Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Bình Định và Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ phối hợp thực hiện, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng kiệu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao trình độ thâm canh cây kiệu cho nông dân trồng kiệu ở huyện Phù Mỹ.