Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Trang Trại, Gia Trại

Phát Triển Trang Trại, Gia Trại
Ngày đăng: 26/07/2013

Khai thác lợi thế đất đồi rộng, thuận lợi cho việc chăn nuôi gà thả vườn, những năm qua các hộ dân thôn Tân Yên (xã Hồng Thái Đông - Quảng Ninh) đã tích cực áp dụng mô hình trang trại, gia trại trồng cây ăn quả, trồng rừng, kết hợp chăn gà thả vườn.

Anh Nguyễn Văn Chung, xóm Chi 8, một trong những chủ gia trại lớn của xã. Ban đầu, gia đình anh chỉ trồng hơn 100 gốc vải thiều trên 1ha diện tích đất vườn đồi là chính, kết hợp với việc chăn thả gà, nhưng mỗi lứa cũng chỉ vài chục con để thêm thu nhập.

Gần đây, năng suất từ cây vải cũng năm được, năm thua, mà giá thì biến động thường xuyên, lại nhận thấy nuôi gà thả đồi được nhiều người hỏi mua, giá bán khá cao nên anh quyết định đầu tư “mạnh tay” vào việc phát triển mô hình gia trại nuôi gà. Ban đầu, anh vay vốn gần 100 triệu đồng đầu tư hơn 1.000 gà giống, xây chuồng trại, quây lưới... Từ kinh nghiệm của bản thân, cộng với học hỏi thêm cách nuôi, phòng, trị bệnh cho đàn gà, các lứa gà của gia đình anh phát triển rất tốt. Anh Chung cho biết: “Việc kết hợp nuôi gà thả vườn và trồng cây rất hiệu quả.

Gà làm sạch cỏ vườn, lại thêm một lượng phân hữu cơ tự nhiên tạo điều kiện cải tạo đất, giúp cây ăn quả phát triển tốt, cây tạo bóng mát cho gà tránh nắng, cùng với cho ăn uống và phòng bệnh hợp lý nên gà phát triển đều. Giờ đây, mỗi lứa gà, gia đình tôi nuôi trên 2.000 con, xuất bán cho gia đình thu nhập hơn trăm triệu đồng. Xuất gà những tháng giáp tết có khi còn cho giá cao hơn, thương lái ở huyện khác còn cho xe sang mua tận nhà mà có khi chẳng còn gà mà bán…”.

Cũng giống như nhà anh Chung, trên địa bàn thôn Tân Yên có trên 20 hộ nuôi gà quy mô trên 1.000 con. Theo các hộ dân nuôi gà ở đây, nhiều năm liền chưa có dịch bệnh vì nuôi trên diện tích rộng, điều kiện tự nhiên tốt, các hộ lại chủ động phòng dịch. Tuy nhiên, mối lo lớn nhất của các hộ chăn nuôi vẫn là đầu ra của sản phẩm.

Anh Chung cho biết thêm: “Do thương lái chủ động đến đặt mua nên nhiều khi các hộ nuôi gà trong thôn còn bị ép giá, nhất là những năm gà Trung Quốc nhập vào nhiều, giá vật tư chăn nuôi từ thức ăn, thuốc phòng dịch bệnh… lại tăng giá. Xuất lứa gà cũng chỉ hoà vốn, nhưng vẫn phải bán vì còn phải lấy vốn quay vòng sản xuất”.

Phát triển trang trại, gia trại thì chăn nuôi gia súc cũng là một thế mạnh được nhiều hộ dân trong huyện nhân rộng. Trang trại chăn nuôi của gia đình anh Nguyễn Đức Trường, thôn Quảng Mản, xã Bình Khê là một trong những điển hình chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn.

Với diện tích đất ruộng kém hiệu quả, anh Trường đã đầu tư vốn, cải tạo, xây dựng lại chuồng trại và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường thông qua việc sử dụng hệ thống biogas xử lý chất thải. Anh xây hơn 30 ô chuồng, thả 300 con lợn thịt, 350 lợn con và hơn 50 lợn nái.

Anh Trường cho biết: “Chăn nuôi với quy mô lớn phải thực hiện nghiêm ngặt các điều kiện về kỹ thuật chăn nuôi, đảm bảo công tác thú y, vệ sinh phòng dịch. Mỗi ngày tôi đều thực hiện phun rửa chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc tiêu độc, sát trùng chuồng trại, thực hiện đầy đủ chế độ tiêm phòng các loại dịch bệnh cho cả đàn lợn…”.

Do thực hiện tốt khâu vệ sinh phòng dịch, thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại nên trong những năm qua, mặc dù dịch bệnh xuất hiện ở một số nơi, đặc biệt dịch lợn tai xanh bùng phát trên toàn huyện năm 2012, nhưng trại chăn nuôi của anh vẫn an toàn, đàn lợn phát triển tốt. Năm vừa rồi, từ chăn nuôi lợn gia đình anh đã có thu nhập trên 2 tỷ đồng.

Không dừng lại đó, gia đình anh còn đầu tư thêm diện tích trồng cây cảnh dịp tết như đào, quất và mở rộng diện tích, nạo vét, xây lại ao đầm để thả cá rô phi đơn tính, quy mô hơn 1,5 ha… Theo anh Trường, một trong những khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển trang trại là giá cả biến động thất thường, thị trường không có đầu ra ổn định, sức cạnh tranh còn yếu…

Có thể thấy, những mô hình trang trại, gia trại như của anh Chung, anh Trường hiện đang là hướng phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Thời gian tới đây, huyện sẽ tập trung đầu tư, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các mô hình này; đồng thời có kế hoạch nhân rộng những mô hình trang trại, gia trại hiệu quả, quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Hy vọng, với những chính sách cụ thể sẽ là điều kiện để các trang trại, gia trại trên địa bàn huyện phát triển lên quy mô lớn một cách hiệu quả, bền vững.


Có thể bạn quan tâm

178 Trang Trại Có Chứng Nhận An Toàn Dịch 178 Trang Trại Có Chứng Nhận An Toàn Dịch

Tin từ Chi cục Thú y Đồng Nai, đến nay toàn tỉnh có 178 trang trại được Cục Thú y cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh, trong đó có 94 trại gà và 84 trang trại nuôi heo. Các trang trại được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh đa số là sản xuất giống heo, gà và nuôi gà đẻ trứng.

11/02/2014
Hà Tĩnh Đón Lộc Đầu Năm Hà Tĩnh Đón Lộc Đầu Năm

Những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ 2014, người dân chăn nuôi đàn hươu sao ở huyện miền núi Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh phấn khởi vì đã được mùa lộc nhung hươu

11/02/2014
Gà Đồi Yên Thế “Vững Chân” Ở Thủ Đô Gà Đồi Yên Thế “Vững Chân” Ở Thủ Đô

Trong không khí rạo rực của những ngày áp Tết Giáp Ngọ, nhiều gia đình ở Thủ đô lại bận rộn đi sắm Tết. Và món “đặc sản” ưa chuộng là gà đồi Yên Thế.

11/02/2014
Các Trang Trại Nuôi Gà Gia Công Chiếm Hơn 90% Các Trang Trại Nuôi Gà Gia Công Chiếm Hơn 90%

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết mới đây hiệp hội đã tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi của người dân trên địa bàn huyện Thống Nhất. Theo đó, trên 90% các trang trại gà của huyện đã chuyển sang nuôi gia công cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

11/02/2014
Phát Hiện Xác Vịt Vứt Bừa Bãi Trên Kênh Phát Hiện Xác Vịt Vứt Bừa Bãi Trên Kênh

Theo phản ánh của người dân, từ trước Tết Giáp Ngọ 2014, trên tuyến kênh TN17 thuộc địa bàn huyện Châu Thành (Tây Ninh), đoạn từ K7 đến K10+300 qua các xã Thái Bình, An Bình và Thanh Điền xuất hiện nhiều bao tải chứa vịt chết bị vứt xuống dòng kênh.

11/02/2014