Phát triển thương hiệu Lạc giống Tân Yên (Bắc Giang)

Tân Trung là xã đi đầu trong việc xây dựng cánh đồng mẫu 30 ha trồng lạc. Thời điểm này, cánh đồng mẫu đã xanh tốt, nông dân đang tập trung vun xới, chăm sóc lạc. Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, so với những cây trồng khác, hiệu quả cây lạc khá cao. Đây là năm thứ ba xã xây dựng cánh đồng mẫu trồng lạc với phương thức tập trung làm đất, xuống giống và thu hoạch cùng một thời điểm.
Năm 2013, Tân Trung triển khai xây dựng cánh đồng mẫu và đưa vào sản xuất 15 ha lạc với giống chủ lực là MD7. Do được chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ hóa chất phòng trừ sâu bệnh nên năng suất khá cao, đạt 135kg/sào. Vụ mùa năm ngoái, diện tích tăng lên 30 ha thuộc 6 thôn: Ngoài, Tân Lập, Công Bằng, Chấu, Quyên và thôn Đanh.
Để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, năm nay ngay khi chuẩn bị bước vào sản xuất, UBND xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân đưa vào sản xuất một giống duy nhất là MD7 - giống lạc có tiềm năng năng suất cao, đồng thời chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tân Trung cũng đầu tư mở rộng 500m đường nội đồng, cứng hóa 800m đường bê tông, xây mới hệ thống kênh mương tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch.
Tại các xã khác như: Ngọc Châu, Phúc Hòa, Ngọc Thiện, cây lạc cũng đang được chú trọng sản xuất. Ngoài giống MD7, giống L14 được trồng phổ biến trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Tú Ngọc, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, bình quân mỗi năm Tân Yên gieo trồng 1,2 nghìn ha lạc. Sản lượng ước đạt hơn 3 nghìn tấn và chủ yếu để làm giống. Từ hiệu quả kinh tế của cây lạc, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn quan tâm chất lượng sản phẩm, không thu non, bán sớm, đồng thời từng bước đưa các giống lạc có chất lượng vào thay thế.
Hiện nay, huyện Tân Yên đã thành lập Hội sản xuất lạc giống Tân Yên, mở điểm thu mua sản phẩm tại các xã Ngọc Thiện, Phúc Hòa, Cao Xá. Lò sấy lạc được đầu tư xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng, bình quân mỗi năm cho ra thị trường hơn một nghìn tấn với giá 40 - 50 nghìn đồng/kg. Lạc giống Tân Yên được nhiều tỉnh phía Nam biết đến và đang làm lợi cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Một số ý kiến cho rằng nên phân cấp thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật cho Chủ tịch UBND huyện, xã nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong phòng chống dịch bệnh bởi công tác chống dịch mà chờ đến hết “quy trình hành chính” để đến với Chủ tịch tỉnh là quá chậm, dịch có thể bùng phát nhanh gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi.

Những ngày này, về các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú tại xã Ninh Phú như: Hang Dơi, Tiên Du 1, Hội Phú Nam… đến đâu, chúng tôi cũng nghe nông dân than khi nói đến chuyện con tôm. Ông Võ Thanh Tuấn đến vùng Hang Dơi thuê khoảng 1ha để thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã mấy năm nay.

Trong tháng 10, diện tích nuôi thả cá tra trên toàn tỉnh Đồng Tháp là 138ha, sản lượng thu hoạch 36 ngàn tấn, tương đương cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá tra ở mức 23.000 - 23.500 đồng/kg đối với cá kích cỡ 0,7 - 0,8kg/con. Mức giá này tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với tháng trước và tương đương cùng kỳ năm trước.

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.