Phát triển thương hiệu Lạc giống Tân Yên (Bắc Giang)

Tân Trung là xã đi đầu trong việc xây dựng cánh đồng mẫu 30 ha trồng lạc. Thời điểm này, cánh đồng mẫu đã xanh tốt, nông dân đang tập trung vun xới, chăm sóc lạc. Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, so với những cây trồng khác, hiệu quả cây lạc khá cao. Đây là năm thứ ba xã xây dựng cánh đồng mẫu trồng lạc với phương thức tập trung làm đất, xuống giống và thu hoạch cùng một thời điểm.
Năm 2013, Tân Trung triển khai xây dựng cánh đồng mẫu và đưa vào sản xuất 15 ha lạc với giống chủ lực là MD7. Do được chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ hóa chất phòng trừ sâu bệnh nên năng suất khá cao, đạt 135kg/sào. Vụ mùa năm ngoái, diện tích tăng lên 30 ha thuộc 6 thôn: Ngoài, Tân Lập, Công Bằng, Chấu, Quyên và thôn Đanh.
Để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, năm nay ngay khi chuẩn bị bước vào sản xuất, UBND xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân đưa vào sản xuất một giống duy nhất là MD7 - giống lạc có tiềm năng năng suất cao, đồng thời chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tân Trung cũng đầu tư mở rộng 500m đường nội đồng, cứng hóa 800m đường bê tông, xây mới hệ thống kênh mương tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch.
Tại các xã khác như: Ngọc Châu, Phúc Hòa, Ngọc Thiện, cây lạc cũng đang được chú trọng sản xuất. Ngoài giống MD7, giống L14 được trồng phổ biến trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Tú Ngọc, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, bình quân mỗi năm Tân Yên gieo trồng 1,2 nghìn ha lạc. Sản lượng ước đạt hơn 3 nghìn tấn và chủ yếu để làm giống. Từ hiệu quả kinh tế của cây lạc, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn quan tâm chất lượng sản phẩm, không thu non, bán sớm, đồng thời từng bước đưa các giống lạc có chất lượng vào thay thế.
Hiện nay, huyện Tân Yên đã thành lập Hội sản xuất lạc giống Tân Yên, mở điểm thu mua sản phẩm tại các xã Ngọc Thiện, Phúc Hòa, Cao Xá. Lò sấy lạc được đầu tư xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng, bình quân mỗi năm cho ra thị trường hơn một nghìn tấn với giá 40 - 50 nghìn đồng/kg. Lạc giống Tân Yên được nhiều tỉnh phía Nam biết đến và đang làm lợi cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Tưới phun sương cho vườn rau là kỹ thuật mà gia đình bà Nguyễn Thị Quyên (thôn Hiệp An, xã Cư An, huyện Đak Pơ - Gia Lai) đang áp dụng cho vườn rau của mình. Sau 6 tháng sử dụng, hệ thống này đã đem lại hiệu quả cao, đáng để các nhà nông học theo.

Phong trào nuôi ba ba đã xuất hiện ở xã Vị Bình (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đang lan rộng. Ông Đinh Chí Tính – cán bộ khuyến nông xã Vị Bình cho biết: “Hiện toàn xã có 19 hộ nuôi ba ba, trong đó tập trung ở ấp 9a1 (12 hộ) và ấp 4.

Ông Kiều Văn Cang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Trong vụ Hè Thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức SNV (Hà Lan), Chi cục đã phối hợp với một số địa phương trong tỉnh triển khai sản xuất 7 mô hình thâm canh lúa cải tiến chống biến đổi khí hậu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (gọi tắt là phương pháp SRI) với diện tích 507 ha.

Đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, đặc biệt các tỉnh phía Nam, là giải pháp giúp loại trái cây nổi tiếng này có đầu ra ổn định lâu dài, giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Chưa hết “bàng hoàng” vì Ethoxyquin (ETQ), doanh nghiệp XK tôm sang Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với quyết định kiểm 100% Oxytetracycline (OTC). XK tôm sang thị trường này chưa kịp phục hồi đã lại giảm mạnh.