Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển thương hiệu Lạc giống Tân Yên (Bắc Giang)

Phát triển thương hiệu Lạc giống Tân Yên (Bắc Giang)
Ngày đăng: 30/05/2015

Tân Trung là xã đi đầu trong việc xây dựng cánh đồng mẫu 30 ha trồng lạc. Thời điểm này, cánh đồng mẫu đã xanh tốt, nông dân đang tập trung vun xới, chăm sóc lạc. Ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, so với những cây trồng khác, hiệu quả cây lạc khá cao. Đây là năm thứ ba xã xây dựng cánh đồng mẫu trồng lạc với phương thức tập trung làm đất, xuống giống và thu hoạch cùng một thời điểm.

Năm 2013, Tân Trung triển khai xây dựng cánh đồng mẫu và đưa vào sản xuất 15 ha lạc với giống chủ lực là MD7. Do được chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ hóa chất phòng trừ sâu bệnh nên năng suất khá cao, đạt 135kg/sào. Vụ mùa năm ngoái, diện tích tăng lên 30 ha thuộc 6 thôn: Ngoài, Tân Lập, Công Bằng, Chấu, Quyên và thôn Đanh.

Để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, năm nay ngay khi chuẩn bị bước vào sản xuất, UBND xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân đưa vào sản xuất một giống duy nhất là MD7 - giống lạc có tiềm năng năng suất cao, đồng thời chủ động ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tân Trung cũng đầu tư mở rộng 500m đường nội đồng, cứng hóa 800m đường bê tông, xây mới hệ thống kênh mương tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch.

Tại các xã khác như: Ngọc Châu, Phúc Hòa, Ngọc Thiện, cây lạc cũng đang được chú trọng sản xuất. Ngoài giống MD7, giống L14 được trồng phổ biến trên địa bàn. Theo ông Nguyễn Tú Ngọc, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, bình quân mỗi năm Tân Yên gieo trồng 1,2 nghìn ha lạc. Sản lượng ước đạt hơn 3 nghìn tấn và chủ yếu để làm giống. Từ hiệu quả kinh tế của cây lạc, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn quan tâm chất lượng sản phẩm, không thu non, bán sớm, đồng thời từng bước đưa các giống lạc có chất lượng vào thay thế.

Hiện nay, huyện Tân Yên đã thành lập Hội sản xuất lạc giống Tân Yên, mở điểm thu mua sản phẩm tại các xã Ngọc Thiện, Phúc Hòa, Cao Xá. Lò sấy lạc được đầu tư xây dựng với kinh phí hàng tỷ đồng, bình quân mỗi năm cho ra thị trường hơn một nghìn tấn với giá 40 - 50 nghìn đồng/kg. Lạc giống Tân Yên được nhiều tỉnh phía Nam biết đến và đang làm lợi cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu

Với 1.057 hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, những năm qua, Hội Nông dân T.P Điện Biên Phủ luôn là một trong những cơ sở hội thực hiện tốt các phong trào phát triển KT – XH tại địa phương.

29/06/2013
Ra Quân Trồng Mới Cao Su Năm 2013 Tại Huyện Điện Biên Ra Quân Trồng Mới Cao Su Năm 2013 Tại Huyện Điện Biên

Theo kế hoạch giao, năm 2013 Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên sẽ thực hiện trồng mới 206ha cây cao su tại huyện Điện Biên; trong đó, 2 xã Thanh Xương và Thanh An trồng mới 150ha.

29/06/2013
74,6% Số Xã Hoàn Thành Quy Hoạch Xây Dựng Nông Thôn Mới 74,6% Số Xã Hoàn Thành Quy Hoạch Xây Dựng Nông Thôn Mới

Đây là số liệu được Bộ Xây dựng đưa ra tại hội nghị đánh giá công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới khu vực phía Bắc tổ chức tại tỉnh Thái Bình ngày 14/6.

29/06/2013
Người Cựu Chiến Binh Không Cam Chịu Đói Nghèo Người Cựu Chiến Binh Không Cam Chịu Đói Nghèo

Đến đội 11, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên hỏi ông Trần Văn Tiệp thì ai cũng biết. Ông là người cựu chiến binh (CCB) vững chí, bền tâm, vượt khó thoát nghèo từ hai bàn tay trắng.

29/06/2013
Dưa Hấu Ghép Bầu Dưa Hấu Ghép Bầu

Về xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hỏi thăm “vua” giống dưa hấu ghép bầu Hoàng Văn Nại ở thôn Pắc Nông không ai là không biết vì trong mấy năm gần đây nhà anh đã trở thành địa chỉ chuyên cung cấp cây giống dưa hấu chất lượng cao cho người trồng dưa khắp nơi.

29/06/2013