Phát Triển Thêm 300 Ha Trồng Cỏ Phục Vụ Chăn Nuôi Bò Sữa

Để phục vụ cho mục tiêu phát triển đàn bò sữa của tỉnh Thanh Hóa lên gần 20.000 con đến năm 2015, cùng với việc chuẩn bị điều kiện để xây dựng trung tâm bò sữa có quy mô lớn trên 10.000 con tại huyện Yên Định và 5 trang trại có quy mô 2.000 con tại các huyện Như Thanh, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Hà Trung và Thạch Thành; ngành nông nghiệp sẽ cho trồng 300 ha cỏ trong năm 2014 tại các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Như Thanh, nhằm cung cấp nguồn thức ăn cho đàn bò sữa.
Để thực hiện kế hoạch trồng 300 ha cỏ, hiện tại các địa phương đang vừa rà soát, chuyển đổi diện tích nông nghiệp trên những vùng chân đất cao, khó tưới sang trồng cỏ, vừa tiến hành trồng cỏ trên diện tích đã được rà soát.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thay thế cây lúa và các loại cây trồng không hiệu quả đã được triển khai trong những năm gần đây. Nhiều địa phương trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những mô hình chuyển dịch thành công, tăng thu nhập cho người nông dân ở những vùng không thuận tiện để sản xuất.

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng, nên xã cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) không những thích hợp phát triển trồng cây ăn trái mà những loại hoa màu ngắn ngày như cây ớt cũng phát triển rất tốt.

Vụ sản xuất đông xuân 2013 - 2014, trong khi nông dân ở ĐBSCL than phiền về tình trạng giá lúa thấp, khó tiêu thụ… thì ở An Giang có gần 200 hộ trồng lúa Nhật với diện tích 500ha đang trúng mùa, trúng giá.

Ông Phan Lâm Tường, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) cho biết, trong tình hình giá đường trên thị trường đang giảm mạnh, nhưng để đảm bảo lợi ích cho nông dân, BISUCO vẫn mua mía nguyên liệu của nông dân với giá 900 ngàn đồng/tấn mía 10 chữ đường.

Đến ngày 15-4, theo số liệu của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, đã có hơn một nghìn ha rừng hồi ở các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình... bị nhiễm bọ ánh kim.