Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Sản Xuất Ngô Gắn Với Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng

Phát Triển Sản Xuất Ngô Gắn Với Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng
Ngày đăng: 23/06/2014

Ngày 21/6, tại huyện Đan Phượng (TP Hà Nội), Bộ NN&PTNT phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị Phát triển sản xuất ngô gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng các tỉnh phía Bắc.

Tham dự có đại diện các Sở NN&PTNT các tỉnh phía Bắc, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ngô.

Tại hội nghị, các đại biểu nhận định, phát triển sản xuất ngô, chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô là một trong những giải pháp thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Ở nước ta, ngô là cây lương thực có vai trò quan trọng sau cây lúa và ngày càng được quan tâm vì ngô còn sử dụng làm thức ăn gia súc.

Trong vòng 10 năm qua, diện tích, năng suất sản lượng sản xuất trồng ngô tăng liên tục. Đến nay, cả nước có khoảng 1,2 triệu héc ta ngô, với năng suất 44,5 tạ/ha. Sản lượng ngô tăng trung bình khoảng 170.000 tấn, trong đó, diện tích tăng chủ yếu ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, hàng năm, nước ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô để làm nguyên liệu thức ăn cho gia súc gia cầm. Trong 5 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 2 triệu tấn ngô, với giá trị 500 triệu USD.

Do đó, sản xuất ngô là cơ hội để khai thác thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với ngành trồng trọt, qua đó đem lại thu nhập cao hơn cho bà con nông dân. “Chúng ta phải nỗ lực để nâng cao nhanh hơn năng suất ngô so với các quốc gia trên thế giới thì cây ngô mới có chỗ đứng vững chắc” – Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Cây Măng Cụt Ở Đạ Huoai (Lâm Đồng) Triển Vọng Cây Măng Cụt Ở Đạ Huoai (Lâm Đồng)

Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ năm 2010, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã bắt đầu đưa cây măng cụt vào trồng thí điểm tại một số xã. Kết quả cho thấy, cây măng cụt phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Dự kiến trong tương lai không xa, cây măng cụt sẽ là một trong số giống cây ăn quả chủ lực được trồng trên địa bàn toàn huyện.

02/10/2012
Quy Hoạch Và Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Quy Hoạch Và Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè

Những mùa thu hoạch cá lồng bè đã từng mang về cho ngư dân Long Sơn (TP.Vũng Tàu) hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng nay đã trở thành chuyện dĩ vãng. Vài năm trở lại đây, người nuôi cá lồng bè liên tục bị trắng tay bởi nuôi con gì chết con nấy!.

04/10/2012
Tập Huấn Phòng Trừ “Sâu Lạ” Hại Khoai Lang Ở Vĩnh Long Tập Huấn Phòng Trừ “Sâu Lạ” Hại Khoai Lang Ở Vĩnh Long

Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bình Tân (Vĩnh Long) có kế hoạch tập huấn nông dân về biện pháp phòng trừ sâu đục củ khoai lang.

05/10/2012
Để Giá Trị Khoai Lang Tăng Cao Để Giá Trị Khoai Lang Tăng Cao

Tìm kiếm thị trường mới, hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc là yếu tố quan trọng giúp tăng giá trị cây khoai. Trong ảnh: Nhân công phân loại khoai.

06/10/2012
Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Thỏ Newzealand Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Thỏ Newzealand

Đã mấy năm nay, chăn nuôi thỏ trên địa bàn huyện Hóc Môn (TP.HCM) chủ yếu tập trung ở xã Tân Thới Nhì, Xuân Thới Thượng và Xuân Thới Sơn, nhưng tập trung nhất vẫn là xã Tân Thới Nhì có tổng số đầu con là 4.300 con, chiếm 71,57% đàn thỏ cả huyện.

07/10/2012