Phát Triển Sản Phẩm Cá Da Trơn Việt Nam Chất Lượng Cao

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt Đề án khung sản phẩm quốc gia “Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn”.
Đề án đặt mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá da trơn thành sản phẩm chủ lực quốc gia theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Cụ thể, phấn đấu mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu của cá da trơn Việt Nam trên thị trường quốc tế, đảm bảo kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 3 tỷ USD/năm.
Giá trị sản phẩm tiêu thụ nội địa chiếm 15% tổng giá trị. Đồng thời, tạo thêm cơ hội việc làm cho khoảng 300.000 lao động tham gia vào sản xuất, dịch vụ cung ứng phục vụ sản xuất và tiêu thụ thủy sản, với tỷ lệ tăng 2,3% hàng năm cho đến năm 2020.
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam vừa phối hợp với Hội Nông dân huyện Tây Hòa (Phú Yên) đưa giống bắp lai SK100 vào sản xuất. Kết quả cho thấy, giống bắp này cho năng suất vượt trội, mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập gấp đôi trồng lúa.

Cây mắc ca được hai nhà thực vật học B.F.Von.Mueller và Walter Hill phát hiện từ năm 1857 ở Australia. Năm 1858 đã đưa cây mắc ca vào trồng thành công tại quốc gia này. Tại Quảng Trị, mắc ca rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).

Sau gần 3 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiến nghị sớm đưa các giống lúa có nhiều ưu điểm về năng suất, chất lượng vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Vụ đông xuân năm 2015 - 2016, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) phấn đấu sản xuất khoảng 2 nghìn tấn nấm tươi thương phẩm (mộc nhĩ, nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ, Linh chi), tăng 300 tấn so với năm 2014

Công ty Cổ phần nông trại Sinh thái Ecofam Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) cho biết, hiện Công ty đang đầu tư hơn 18 tỷ đồng để xây dựng công trình nhà lưới ươm giống cây con hoa màu sạch tại Cồn Tô Châu, ấp Nam, xã Tân Thạnh (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) trên diện tích 10.000m2.