Phát Triển Sản Phẩm Cá Da Trơn Việt Nam Chất Lượng Cao

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt Đề án khung sản phẩm quốc gia “Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn”.
Đề án đặt mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá da trơn thành sản phẩm chủ lực quốc gia theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Cụ thể, phấn đấu mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu của cá da trơn Việt Nam trên thị trường quốc tế, đảm bảo kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 3 tỷ USD/năm.
Giá trị sản phẩm tiêu thụ nội địa chiếm 15% tổng giá trị. Đồng thời, tạo thêm cơ hội việc làm cho khoảng 300.000 lao động tham gia vào sản xuất, dịch vụ cung ứng phục vụ sản xuất và tiêu thụ thủy sản, với tỷ lệ tăng 2,3% hàng năm cho đến năm 2020.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi gà ri thả vườn được triển khai tại các huyện thuộc tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 đến nay đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hơn hai năm nay, ông Lê Công Chiến, ngụ ấp 1, xã Hòa Bình, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) là người mạnh dạn xây dựng mô hình nuôi thỏ sinh sản. Mô hình của ông thành công đã mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cho nông dân địa phương.

Với 200 cặp chim bồ câu sinh sản, mỗi năm gia đình chị Nguyễn Thị Kim, xóm Đèo Khê, xã Tân Kim (Phú Bình) thu nhập được khoảng 80 triệu đồng từ bán chim bồ câu thương phẩm.
Nhằm kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ngành thú y tỉnh Vĩnh Long đã và đang kiểm tra tại các hộ, cơ sở chăn nuôi, các điểm kinh doanh thức ăn chăn nuôi trong toàn tỉnh.

Khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt thỏa thuận, những ai quan tâm đều hiểu rằng hội nhập đang ngấp nghé ở sân nhà. Nếu TPP có hiệu lực (dự kiến cuối năm 2017 hoặc đầu 2018), thuế nhập khẩu các mặt hàng chăn nuôi sẽ dần trở về 0%.