Phát Triển Sản Phẩm Cá Da Trơn Việt Nam Chất Lượng Cao

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt Đề án khung sản phẩm quốc gia “Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn”.
Đề án đặt mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá da trơn thành sản phẩm chủ lực quốc gia theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Cụ thể, phấn đấu mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu của cá da trơn Việt Nam trên thị trường quốc tế, đảm bảo kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 3 tỷ USD/năm.
Giá trị sản phẩm tiêu thụ nội địa chiếm 15% tổng giá trị. Đồng thời, tạo thêm cơ hội việc làm cho khoảng 300.000 lao động tham gia vào sản xuất, dịch vụ cung ứng phục vụ sản xuất và tiêu thụ thủy sản, với tỷ lệ tăng 2,3% hàng năm cho đến năm 2020.
Có thể bạn quan tâm

Việc tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu... Ngành này được dự báo sẽ gặp tình cảnh “đắng nhiều hơn ngọt” do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới…

“Đặt lọp lươn xong không dám ngủ mà phải thức thâu đêm canh chừng vì sợ trộm đổ lọp của mình. Đi đến đâu là mắc võng nghỉ tại chỗ đó. Luôn cảnh giác với kẻ trộm, vậy mà chúng tôi bị dỡ lọp trước hoài…”

"Các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhau, cố gắng vượt qua khó khăn chứ không phải là cạnh tranh thu mua mía ở vùng nguyên liệu như từng xảy ra. Có vậy, doanh nghiệp và nông dân sản xuất mía mới mong sống sót”.

Vị đại gia 44 tuổi ở thủ phủ hồ tiêu tỉnh Gia Lai không cho rằng mình lập nghiệp từ 2 bàn tay trắng mà bằng sự quyết tâm, ý chí kiên định cộng thêm một chút liều lĩnh, ngông cuồng.

Một nhóm ngư dân Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vừa bắt được một con cá trắm đen khổng lồ với chiều dài đo được là 1,75m và nặng gần 90kg.