Phát Triển Sản Phẩm Cá Da Trơn Việt Nam Chất Lượng Cao

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt Đề án khung sản phẩm quốc gia “Sản phẩm cá da trơn Việt Nam chất lượng cao và các sản phẩm chế biến từ cá da trơn”.
Đề án đặt mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá da trơn thành sản phẩm chủ lực quốc gia theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Cụ thể, phấn đấu mở rộng thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu của cá da trơn Việt Nam trên thị trường quốc tế, đảm bảo kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 3 tỷ USD/năm.
Giá trị sản phẩm tiêu thụ nội địa chiếm 15% tổng giá trị. Đồng thời, tạo thêm cơ hội việc làm cho khoảng 300.000 lao động tham gia vào sản xuất, dịch vụ cung ứng phục vụ sản xuất và tiêu thụ thủy sản, với tỷ lệ tăng 2,3% hàng năm cho đến năm 2020.
Có thể bạn quan tâm

Là thạc sĩ thể dục thể thao nhưng Thuyết lại có đam mê trái ngành. Không chỉ làm giàu từ rắn mối, anh còn nuôi thêm lươn, dế, bồ câu, nhím, heo rừng và cả sâu bọ.

Ông Phan Văn Phúc, thương lái chuyên thu mua tôm ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg được các thương lái đến tận ao thu mua với giá 220.000 đồng/kg, tăng 40.000 đồng/kg so với tuần trước; tôm sú loại 40 con/kg có giá 180.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg; đối với tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg được các thương lái thu mua tăng 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tuần trước, có giá 95.000 - 98.000 đồng/kg.

Điều kiện đất đai, thị trường, trình độ SX... dĩ nhiên mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, câu chuyện về sự thay đổi táo bạo từ cây lúa sang SX rau màu, tạo nên diện mạo sáng lạng, năng động cho SX nông nghiệp lẫn đời sống nông dân ở huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) đáng để suy ngẫm trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay.

Khoảng 5 năm trở lại, nhiều diện tích nuôi tôm ở vùng hạ triều thường xuyên xảy ra dịch bệnh và chết do ô nhiễm môi trường, khiến hàng ngàn hộ lao đao. Bà con ngư dân mạnh dạn chuyển những vùng nuôi tôm bị ô nhiễm sang nuôi xen ghép tôm và các loại cá, cua. Hình thức nuôi này hạn chế dịch bệnh và mang lại hiệu quả khả quan.

Giá lợn thịt, gà thịt chìm dài trong tình trạng giá bán thấp hơn giá thành sản phẩm khiến người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Cùng với đó, xuất hiện việc các thương lái thu gom lợn mỡ, trọng lượng hơn 1 tạ tại các trang trại, gia trại xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Thực tế này khiến nhiều người chăn nuôi lo ngại.