Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Rừng Gắn Với Giảm Nghèo

Phát Triển Rừng Gắn Với Giảm Nghèo
Ngày đăng: 08/08/2014

Để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, từ nhiều năm nay, Đảng và Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các hộ dân đang sống trong rừng, sống gần rừng và hàng ngày vì mưu sinh đang có những tác động tới rừng.

Một trong những chương trình, dự án đã và đang làm được điều này là Dự án Phát triển lâm nghiệp Lâm Đồng (Dự án FLITCH Lâm Đồng) thuộc Sở NN-PTNT.

Từ thực tế của địa phương, Dự án FLITCH Lâm Đồng có mục tiêu chính là giảm tỷ lệ hộ đói, thu hẹp khoảng cách về thu nhập của các hộ nghèo so với các hộ trung bình, trong đó quan tâm thực sự tới thu nhập của cộng đồng DTTS - ở những địa bàn phải sống dựa vào rừng; giải quyết những nhu cầu thiết yếu về kết cấu hạ tầng KT-XH, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân… để thực hiện thành công việc “… quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng, các chủ thể nhà nước và tư nhân”. Như vậy, với Dự án FLITCH Lâm Đồng, xóa nghèo bền vững cho cư dân sống trong rừng và sống gần rừng được xác định là giải pháp chính để bảo vệ rừng bền vững.

Dự án FLITCH Lâm Đồng được triển khai từ năm 2007 tại 60 thôn DTTS thuộc 10 xã của các huyện Lạc Dương, Di Linh, Đam Rông, với tổng diện tích 181.515ha rừng và 7.048 hộ (36.053 khẩu) hưởng lợi trực tiếp. Kỹ sư Phan Văn Tý (Dự án FLITCH Lâm Đồng) cho hay, 28% chủ hộ tham gia dự án hiện là phụ nữ DTTS.

Bằng các nguồn vốn huy động được (chủ yếu là vốn ODA), Dự án FLITCH Lâm Đồng tới đầu năm nay đã trồng mới được 2.698ha rừng (trong đó trồng rừng hộ dân 1.441ha/1.209 hộ, trồng rừng doanh nghiệp 1.257ha), hỗ trợ 2.002 hộ nghèo cải tạo thành công 204ha vườn hộ trong khu dân cư, 2.011 hộ khác thực hiện 1.990ha nông lâm kết hợp, giao khoán quản lý 22.880ha rừng tự nhiên cho hơn 1.257 hộ.

Theo định mức đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền thông qua, với hạng mục trồng rừng hộ gia đình, Dự án FLITCH Lâm Đồng đã hỗ trợ các hộ tham gia 10 triệu đồng/ha (trồng mới và 3 năm chăm sóc); các hộ này sau đó sẽ được dự án tiếp tục hỗ trợ việc nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và có nghĩa vụ nộp một phần giá trị lâm sản tương đương 150 USD/ha (theo tỷ giá tại thời điểm khai thác) cho quỹ phát triển xã.

Còn với việc sản xuất nông lâm kết hợp, từ năm 2010, Dự án FLITCH Lâm Đồng đã chuyển giao kỹ thuật, cây giống và hỗ trợ 6 triệu đồng vốn/ha cho bà con DTTS nghèo trong vùng dự án trồng bơ ghép, muồng đen xen trong vườn cà phê với mức bình quân 1ha/hộ.

Cải tạo vườn hộ được triển khai với định mức hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ có diện tích vườn cần cải tạo dưới 500m2 và 2 triệu đồng/hộ có diện tích vườn cần cải tạo trên 500m2. Bình quân mỗi hộ DTTS trong tổng số 1.257 hộ nhận khoán được giao khoán quản lý 19ha rừng cũng đã có thêm nguồn thu 5,2 triệu đồng/năm.

Từ nguồn vốn đầu tư ban đầu và bằng các nguồn đóng góp từ những hộ hưởng lợi, tới nay, Dự án FLITCH Lâm Đồng còn thành lập được 10 quỹ phát triển xã; các quỹ này đã cho 904 hộ nghèo vay 3,8 tỷ đồng với lãi suất 0,65%/năm để phát triển sản xuất bền vững (qua khảo sát của dự án thì có 699 lượt hộ vay 2,92 tỷ đồng để sản xuất cây trồng, 191 lượt hộ vay 0,833 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi, 14 lượt hộ vay 0,058 tỷ đồng để kinh doanh vật tư nông nghiệp).

Theo ông Hồ Quốc Thạnh, Giám đốc Dự án FLITCH Lâm Đồng, sau vài năm nữa chưa kể các nguồn thu nhập có được từ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp và quản lý bảo vệ rừng, diện tích rừng của bà con DTTS nghèo được dự án hỗ trợ trồng sẽ cho khai thác gỗ với mức thu nhập không dưới 40 triệu đồng/ha; cây bơ ghép trong mô hình nông lâm kết hợp cũng cho thu nhập 30-40 triệu đồng/ha.

Lúc đó, đời sống của các hộ DTTS nghèo trong vùng dự án sẽ thực sự thay đổi. Còn hiện nay, tuy chưa có thu nhập từ rừng trồng và từ các loại cây nông lâm kết hợp nhưng đời sống của các hộ nghèo trong vùng đã bước đầu được cải thiện khi trên 40 công trình có tính bức thiết cao như công trình giao thông, thủy lợi, trạm xá… được Dự án FLITCH Lâm Đồng đầu tư đã đưa vào khai thác phục vụ phát triển KT-XH của địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Trồng đậu bắp xen ớt thu lãi khá Trồng đậu bắp xen ớt thu lãi khá

Anh Ba Hùng (ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) trồng 4,5 công (1.000m2/công) đậu bắp, trong đó có 2,5 công trồng xen ớt. Nhờ cần cù chăm chỉ, biết áp dụng kỹ thuật canh tác mới, lại thêm đậu bắp và ớt được giá nên vụ rẫy này hứa hẹn cho thu lãi khá.

20/06/2015
Dự án CLUES sự thích ứng của hệ thống canh tác sản xuất lúa Dự án CLUES sự thích ứng của hệ thống canh tác sản xuất lúa

Các nhà khoa học dự báo: khu vực ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là nước biển dâng. Dự án CLUES ra đời, được triển khai ở 4 tỉnh An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu. Dự án này đánh giá sự tổn thương và các tác động đến sử dụng đất, sự thích ứng của các hệ thống canh tác lúa…

20/06/2015
Mô hình sản xuất giống nông hộ mang lại hiệu quả cao Mô hình sản xuất giống nông hộ mang lại hiệu quả cao

Anh Nông Tấn Dí ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp trước đây chủ yếu sản xuất lúa thương phẩm, nhưng việc canh tác không mang lại hiệu quả cao do sử dụng lúa thịt để làm lúa giống.

20/06/2015
Nông dân tập trung xuống giống mì Nông dân tập trung xuống giống mì

Theo nhiều hộ dân ở những vùng trồng mì lớn trong tỉnh Đồng Nai, năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài và lượng mưa đầu vụ không ổn định nên phải giữa tháng 6 mới triển khai xuống giống mì được, thay vì trồng trong tháng 5 như mọi năm.

20/06/2015
Sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nhà nông cần cẩn trọng hơn trong lựa chọn Sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng nhà nông cần cẩn trọng hơn trong lựa chọn

Ngày 13/6, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết là đã có thêm một lần nữa khuyến cáo nhà nông về việc sử dụng các loại thuốc BVTV trên cây chè. Theo đó, hiện tại trên cây chè, có 3 loại hoạt chất rất đáng quan tâm là fipronil, acetamiprid và imidacloprid đang để lại dư lượng vượt ngưỡng khiến trà Việt Nam khó thâm nhập thị trường thế giới.

20/06/2015