Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Rộng Các Mô Hình Tôm - Lúa

Phát Triển Rộng Các Mô Hình Tôm - Lúa
Ngày đăng: 25/08/2011

Từ năm 2008, ở Bến Tre, mô hình xen canh tôm - lúa bắt đầu nhen nhóm và rồi mang lại hiệu quả cao, dần dần phát triển thành phong trào. Ở huyện Thạnh Phú, trong số 16.600 ha diện tích nuôi thủy sản thì có đến 6.000 ha nuôi xen canh và luân canh tôm - lúa. Phong trào này phát triển mạnh ở các xã tiểu vùng 2 như An Thuận, An Thạnh, An Quy, An Nhơn, Mỹ An, An Điền và một số xã tiểu vùng 3 như Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải…

Từ chỗ điêu đứng vì phong trào nuôi tôm thâm canh, nông dân như vớ được phao khi chuyển sang mô hình luân canh và xen canh tôm - lúa. Nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu khi có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chúng tôi đến Mỹ An, một trong những xã phát triển mạnh mô hình lúa - tôm. Câu chuyện con tôm càng xanh xen canh với cây lúa trung vụ là đề tài luôn được bà con nông dân nơi đây quan tâm. Ông Nguyễn Văn Bạn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, xã Mỹ An có trên 1.560 ha sản xuất theo mô hình tôm - lúa. Mỗi năm, nông dân thả nuôi 1 vụ tôm và 1 vụ tôm xen lúa. Từ tháng 11, bà con thả vụ tôm đầu và thu hoạch vào cuối tháng 4 dương lịch. Sau đó, tiếp tục thả vụ thứ 2 vào tháng 5 hoặc tháng 6, kết hợp với cấy lúa trung vụ.

Do phát triển tốt ở môi trường nước có độ mặn từ 0 đến 12 phần ngàn, nên bà con nông dân thả nuôi tôm càng xanh kết hợp với tôm sú, nuôi với mật độ thấp từ 3 - 5 con/m2, tôm lớn nhanh và cho hiệu quả cao. Năng suất tôm càng xanh bình quân đạt trên 130 kg/ha. Đối với cây lúa, nông dân cấy sạ những giống lúa trung vụ có thời gian sinh trưởng từ 120 - 125 ngày cho năng suất cao như OM 1348, OM 1350, OM 1352, AS 996… năng suất lúa trung vụ đạt từ 5,5 đến 6 tấn/ha. Riêng ấp Thạnh Mỹ, xã Mỹ An có 520 hộ nuôi tôm xen lúa với diện tích 665 ha. Hàng năm, bà con nông dân thu lợi nhuận trên 3,5 tỷ đồng.

Hộ anh Nguyễn Văn Nghĩa, ở ấp Thạnh Mỹ, xã Mỹ An đã phát triển mô hình nuôi tôm xen canh với cây lúa từ năm 2008. Anh cho biết, trước đây, với 1,5 ha đất sản xuất lúa 1 vụ, nhưng rất bấp bênh. Từ khi chuyển sang mô hình nuôi tôm càng xanh và tôm sú xen canh với cây lúa, liên tục trong các năm qua, cả tôm và lúa đều trúng nên gia đình anh thu lợi nhuận gần 200 triệu đồng/năm. Năm nay, sau khi thu hoạch vụ tôm đầu, anh thu được 120 triệu đồng. Hiện tại, anh tiếp tục thả tôm và chuẩn bị cấy lúa để thu hoạch vào tháng 12. Không chỉ gia đình anh Nguyễn Văn Nghĩa trúng tôm mà các hộ khác như hộ ông Phạm Văn Rái với 3,5 ha, hộ ông Nguyễn Văn Tiến với 2 ha đã thu hoạch tôm vụ đầu với tổng số tiền 400 triệu đồng. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần thành công trong mô hình sản xuất tôm xen lúa là yếu tố kỹ thuật. Bởi vì, cùng lúc, bà con nông dân phải lồng ghép 2 quy trình sản xuất tôm và lúa, đặc biệt, trong canh tác lúa, bà con không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì thế, lúa thương phẩm ở vùng tôm - lúa là lúa sạch nên giá bán cao hơn.

Trong quá trình sản xuất, bà con nông dân đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành sản phẩm. Một trong các sáng kiến đó là tự chế biến thức ăn dạng viên cho tôm. Từ đó, bà con điều tiết thức ăn cho phù hợp. Cách tự chế biến thức ăn này đã giảm được 1/3 chi phí so với mua thức ăn công nghiệp. Mô hình nuôi xen canh và luân canh tôm - lúa đã trở nên phù hợp trong bối cảnh có nhiều thách thức, khó khăn là điều đáng mừng. Mặt khác, đây cũng chính là mô hình thiết thực và hiệu quả trong công tác giảm nghèo ở các địa phương vùng mặn và lợ của tỉnh Bến Tre


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Nước Mắm Theo Chuẩn An Toàn Thực Phẩm Sản Xuất Nước Mắm Theo Chuẩn An Toàn Thực Phẩm

Thời gian gần đây, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm vì chạy theo lợi nhuận đã đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và sức khỏe người tiêu dùng. Để khẳng định uy tín thương hiệu của mình, nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm đã tăng cường đầu tư trang thiết bị, công nghệ để cho ra những loại nước mắm ngon, đảm bảo chất lượng.

30/06/2014
Chi Phí Thức Ăn Tăng Cao Gây Khó Khăn Cho Hộ Chăn Nuôi Chi Phí Thức Ăn Tăng Cao Gây Khó Khăn Cho Hộ Chăn Nuôi

Chăn nuôi nông hộ là mắt xích quan trọng trong cấu trúc ngành chăn nuôi khi cung cấp 2/3 số lượng thực phẩm ra thị trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngoài việc phụ thuộc nhập khẩu con giống, chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh… khó khăn lớn nhất hiện nay của chăn nuôi nông hộ là chi phí thức ăn tăng cao và thiếu vốn sản xuất.

28/11/2014
Trái Cây Mùa... Dội Chợ Trái Cây Mùa... Dội Chợ

Chưa năm nào trái cây lại nhiều và rẻ như năm nay. Khắp các chợ, trái cây nhiều ê hề, ngon và đẹp bày ra trước mắt người tiêu dùng nhưng sức mua không tăng khiến giá các loại trái cây liên tục giảm mạnh.

30/06/2014
Cả Nước Có Khoảng 237 Hang Yến Cả Nước Có Khoảng 237 Hang Yến

Trong đó, Khánh Hòa có 169 hang, Bình Định 16, Quảng Nam 9, Quảng Bình 4, Quảng Ngãi 3, Phú Yên 13, Ninh Thuận 9, Côn Đảo 14... Khánh Hòa là tỉnh có số lượng quần thể chim yến đảo lớn nhất nước. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ với nhiều hang động có cấu trúc phù hợp để chim yến sinh sống.

28/11/2014
Niềm Vui Có Bò Giống Thoát Nghèo Niềm Vui Có Bò Giống Thoát Nghèo

Chương trình bò giống tặng đồng bào nghèo nơi biên giới do Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đến với đồng bào xã Tam Gia, huyện Lộc Bình đúng vào lúc nhân dân vừa thu hoạch lúa mùa. Cùng với niềm vui được mùa, niềm vui có bò giống như nhân lên lan tỏa khắp núi rừng biên giới. Ước mơ thoát nghèo sắp thành hiện thực.

28/11/2014