Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Năm 2012, mô hình nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP đã áp dụng thành công tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Sau 4 tháng thả con giống tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, sản lượng tôm sú đạt khá cao, bình quân đạt trọng lượng 30 -35con/kg; mỗi ao nuôi diện tích 3.500m2 có chi phí đầu tư gần 20 triệu đồng. Nhờ chi đầu tư thấp nên nông dân thu được lãi cao, có hộ thu nhập trên 1 tỉ đồng/vụ nuôi.
Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT phối hợp các ngành chuyên môn tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, quy trình nuôi tôm VietGAP và tạo điều kiện cho nông dân tham quan thực tế để trao đổi, học tập kinh nghiệp, từ đó phát huy nhân rộng hiệu quả mô hình nuôi tôm VietGAP. Bên cạnh đó, tỉnh còn vận động một số công ty, doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ chi phí mua con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học… để giúp nông dân giảm bớt một phần chi phí đầu vào.
Có thể bạn quan tâm

Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,23% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 9 tháng

Đầu vụ đã phải chịu thất bại về giống khi tỷ lệ lên chỉ đạt 50 - 60%, giờ đây, khi gừng bắt đầu lên củ, người trồng gừng của huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau lại khốn đốn vì dịch bệnh.

Năm 2015, năng suất quả su su Sa Pa đạt khoảng 55 đến 58 tấn/ha, trong khi đó, năm 2014 năng suất đạt 60 tấn/ha.

Đó cũng là nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 100 ngàn tấn tiêu, sản lượng hồ tiêu trong nông dân và doanh nghiệp cất trữ chỉ còn khoảng 30 ngàn tấn.
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.