Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Năm 2012, mô hình nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP đã áp dụng thành công tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Sau 4 tháng thả con giống tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, sản lượng tôm sú đạt khá cao, bình quân đạt trọng lượng 30 -35con/kg; mỗi ao nuôi diện tích 3.500m2 có chi phí đầu tư gần 20 triệu đồng. Nhờ chi đầu tư thấp nên nông dân thu được lãi cao, có hộ thu nhập trên 1 tỉ đồng/vụ nuôi.
Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT phối hợp các ngành chuyên môn tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, quy trình nuôi tôm VietGAP và tạo điều kiện cho nông dân tham quan thực tế để trao đổi, học tập kinh nghiệp, từ đó phát huy nhân rộng hiệu quả mô hình nuôi tôm VietGAP. Bên cạnh đó, tỉnh còn vận động một số công ty, doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ chi phí mua con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học… để giúp nông dân giảm bớt một phần chi phí đầu vào.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 11/9, Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) cho biết, năm nay, do nhu cầu của thế giới tăng cao, nên giá tiêu xuất khẩu cao chưa từng thấy. Giá hạt tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức 9.300 - 9.700 USD/tấn.

é cửa hầm nhìn ra bên ngoài, ông Sáng kinh hoàng nhìn thấy đạn tiểu liên, trung liên và cả mảnh đạn đại liên găm nát thân tàu...

“Trong ngày 11-9, tổng cộng có sáu tàu cá của tỉnh Kiên Giang bị cướp biển tấn công khiến một người chết tại chỗ và hai người khác bị thương.

Cảm giác giòn rụm khi nhai và vị ngọt thanh cứ đọng mãi ở đầu lưỡi... đã đưa trái triên, còn có tên gọi khác là trái "cứu người" vào sổ tay "nhớ mua, cố tìm" của người miền xuôi mỗi khi có dịp lên các huyện miền núi phía tây của Quảng Ngãi.

Đây là kết quả của chương trình “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn kết hướng dẫn nông dân thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.