Phát triển nguồn dược liệu theo tiêu chuẩn GACP

Trước thực trạng này, tỉnh Nghệ An đang có “tham vọng” cùng các nhà khoa học, doanh nghiệp… không để “chảy máu” cây dược liệu và biến thành thế mạnh phát triển của địa phương.
Khai thác ồ ạt
Như Báo SGGP từng phản ánh, thời gian qua, người dân ở một số huyện của Nghệ An như: Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong… đã ồ ạt vào rừng khai thác các loại cây dược liệu. Mặc dù thấy được điều đó nhưng các cơ quan liên quan không đủ chế tài để xử lý. Chính vì vậy người dân vẫn tự do vào rừng khai thác, còn thương lái “vô tư” thu mua đem bán sang Trung Quốc.
Theo đánh giá của Viện Dược liệu, Việt Nam là thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu rất lớn, khoảng 50.000 - 60.000 tấn/năm. Điều đáng nói, mặc dù có tiềm năng và lợi thế nhưng hiện phần lớn lượng dược liệu vẫn phải nhập khẩu. Tại Nghệ An, có 31 loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; trong đó 13 loài thuộc diện nguy cấp (trầm hương, hà thủ ô đỏ…), 15 loài đáng báo động (ngũ gia bì gai, ba gạc…)… Đặc biệt, trong số những loài trên có những loài nghiêm cấm và hạn chế khai thác như: cỏ nhung, hoàng đằng… nhưng vẫn đang bị “tận diệt”. Viện Dược liệu phân tích, do khai thác liên tục nhiều năm và thiếu chú ý bảo vệ tái sinh, cộng với nạn phá rừng làm nương rẫy, trồng cây… nên nhiều loài cây thuốc quý có trữ lượng lớn ở Nghệ An suy giảm nghiêm trọng.
Bán rẻ, mua mắc
Ông Hoàng Văn Hảo - Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, lâu nay tình trạng “chảy máu” cây dược liệu do có thương lái (chủ yếu từ Trung Quốc) đặt hàng, thêm sự thiếu hiểu biết và nhu cầu cuộc sống của người dân nên dược liệu bị khai thác bán với giá rẻ mạt. Ông Hảo cho hay: “Thực tế hiện chúng ta dùng thuốc đông y với khái niệm “thuốc Bắc” được nhập từ các nước phía Bắc (chủ yếu của Trung Quốc) về khoảng 70%. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn dược liệu nhập về đang gặp khó khăn ở khâu kiểm tra chất lượng, nguồn gốc”.
Theo ông Trương Văn Hiền - Tổng giám đốc Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An, hiện nay phần lớn nguồn dược liệu ở Việt Nam phải nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, nhưng lâu nay thương lái Trung Quốc lại đổ xô đến nhiều vùng rừng núi nước ta để thu gom thảo dược đem về nước. Họ mua tất tần tật, từ cây máu chó, củ ráy, hoàng đằng, khúc khắc, cu li, rễ na nừng, nấm lim, thậm chí cả đến cây mắc nhám (cơm nguội)… với giá rẻ nhưng sau khi đem về nước chế biến rồi xuất ngược vào Việt Nam với giá rất cao, thu nhiều lợi nhuận. Nhưng chất lượng dược liệu nhập từ Trung Quốc không được cam kết, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng vì chúng ta không trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình khai thác, sơ, chế biến của họ.
Phát triển để thoát nghèo
Báo SGGP ngày 22-7-2015 có bài Dược liệu vẫn “chảy máu”, phản ánh thực trạng trên tại tỉnh Nghệ An. Cuối tháng 7 vừa qua, tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Viện Dược liệu, các doanh nghiệp… tổ chức hội thảo “Phát triển cây dược liệu thành cây chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” của tỉnh này. Ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An cho rằng, để xóa đói giảm nghèo bền vững ở miền Tây Nghệ An, việc phát triển cây dược liệu phải gắn với ngành công nghiệp dược trong nước. Có như thế mới khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên dược liệu, cung cấp cho nhu cầu chữa bệnh trong y học cổ truyền và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo nguồn dược liệu ổn định để đưa vào sản xuất và xuất khẩu.
Tại hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Minh Khởi - Viện trưởng Viện Dược liệu, phát biểu: “Cần xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển cây dược liệu của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hơn nữa, nên triển khai mô hình khai thác và trồng trọt một số loài dược liệu có giá trị kinh tế và lợi thế theo hướng dẫn của GACP (nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới) để tạo nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Mặt khác, cũng cần tăng cường mối liên kết giữa “4 nhà”, trong đó đẩy mạnh hợp tác với các viện nghiên cứu về chuyển giao quy trình kỹ thuật, giống dược liệu có năng suất và chất lượng cao, nghiên cứu tạo sản phẩm mới. Đặc biệt, cần hợp tác với công ty sản xuất kinh doanh dược liệu trong và ngoài tỉnh để bao tiêu sản phẩm có thế mạnh của tỉnh nhà”. Ông Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho biết: “Dược liệu chính là cây chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và giúp miền Tây Nghệ An thoát nghèo nói riêng. Sắp tới tỉnh sẽ giao cho các sở, ban, ngành tạo mọi điều kiện, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy và vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh”.
Hiện nay, tại Nghệ An, Công ty CP Dược liệu TH (thuộc Tập đoàn TH) đã triển khai dự án “Bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao gắn với phát triển rừng bền vững”. Dự án có tổng mức đầu tư 3.200 tỷ đồng, trên tổng diện tích hơn 2.800ha.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nhận xét của lãnh đạo xã Phi Mô và Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về anh Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Phi Mô.

Nghề nuôi cá chình giúp nhiều nông dân ở khu vực bán đảo Cà Mau làm giàu. Do nhu cầu con giống ngày một tăng nên nhiều người đã nhập giống Trung Quốc về bán giá thấp.

Sản lượng thủy sản nuôi trong tháng 10/2013 ước đạt 10,1 nghìn tấn, tăng 33,75% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó cá đạt 4,6 nghìn tấn, giảm 19,55%; tôm đạt 4,4 nghìn tấn, gấp 3 lần. Tính chung mười tháng năm 2013, sản lượng thủy sản nuôi ước tính đạt 76,2 nghìn tấn, tăng 17,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 48,4 nghìn tấn, tăng 2,65%; tôm đạt 19,4 nghìn tấn, tăng 85,78%.

Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.