Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản
Ngày đăng: 10/11/2015

Để phát triển nghề thủy sản theo hướng bền vững, huyện Nà Hang đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai nhiều dự án nuôi trồng thủy sản trong hồ thủy điện Tuyên Quang.

Cùng với đó, UBND huyện tích cực tuyên truyền, vận động người dân thực hiện quy chế quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đảm bảo nguồn lợi thủy sản ngày càng dồi dào.

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, UBND huyện đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản triển khai điểm thả cá giống bổ sung xuống hồ thủy điện Tuyên Quang, cụ thể: Năm 2013 thả 17.900 con với 7 loài cá; năm 2014 tiến hành thả 48.500 con cá giống với 5 loài cá và ngày 12-10-2015 thả gần 67.000 con cá giống với các loại cá gồm: Chép, mè hoa, anh vũ, dầm xanh, bỗng, trôi.

Trong đó, Công ty TNHH Long Giang và hộ gia đình chị Trương Thị Hoài Linh đã chung tay ủng hộ 32.760 con cá trôi giống.

Hiện vùng nuôi cá lồng của Công ty TNHH Long Giang tại hồ thủy điện Tuyên Quang là khu vực nuôi cá lồng có quy mô hiện đại, đầu tư hệ thống hạ tầng trên 2 tỷ đồng, với 40 lồng cá, mỗi lồng có kích thước 100m2, nuôi 2 loại cá gồm cá quả, cá lăng.

Nhờ tuân thủ chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật, đảm bảo sự an toàn và tốc độ tăng trưởng, nên cá sinh trưởng và phát triển tốt.

Mỗi lồng cá hiện đang nuôi từ 2.500 - 3.000 con, sau 6 - 8 tháng nuôi là có thể thu hoạch cá quả, hơn 1 năm thu hoạch cá lăng.

Nếu chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật khi bán, trừ các khoản chi phí có thể thu lãi 20 - 30% trên tổng doanh thu.

Chị Trương Thị Hoài Linh, là hộ được cấp giấy chứng nhận phát triển kinh tế trang trại đầu tiên của huyện về nuôi trồng thủy sản ở khu vực Thác Mơ cho biết, gia đình chị đang nuôi 40 lồng cá với 2 loại cá chủ lực là cá quả và cá lăng.

Từ đầu năm đến nay, gia đình chị đã thu hoạch được khoảng 30 tấn cá, doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng, lãi gần 400 triệu đồng.

Để chăn nuôi thủy sản đạt năng suất và chất lượng, gia đình chị thuê 1 cán bộ kỹ thuật, 4 - 5 lao động thường xuyên túc trực chăm sóc cá theo đúng quy trình kỹ thuật.

Năm 2014, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của huyện đạt 581,3 tấn, bằng 101,24% kế hoạch năm, tăng 2,88% so với năm 2013.

Tính đến hết tháng 9-2015, tổng sản lượng thủy sản thu hoạch trên địa bàn huyện Nà Hang đạt 459,2 tấn, bằng 75,6% kế hoạch năm.

Trong đó, sản lượng nuôi trồng là 234,9 tấn, sản lượng khai thác tự nhiên đạt 224,3 tấn.

Huyện Nà Hang đang duy trì 3 hình thức phát triển nghề nuôi thủy sản, đó là: Nuôi cá lồng, cá hồ và cá ruộng.

Trong đó, diện tích ao hồ chiếm 33,7 ha; cá ruộng hơn 50 ha và hơn 4.000 ha cá lồng ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Toàn huyện có trên 70 hộ dân, đơn vị tham gia nuôi cá lồng với tổng số trên 400 lồng.

Các loại cá được người dân lựa chọn nuôi phổ biến trên địa bàn huyện là cá mè, trắm cỏ, trôi, rô phi… ngoài ra còn có một số loại cá bản địa nổi tiếng như cá dầm xanh, anh vũ nằm trong nhóm cá quý có giá trị kinh tế cao.

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản, Nà Hang đã thông qua quy hoạch phát triển thủy sản huyện giai đoạn 2011 - 2020; tiến tới xây dựng cơ sở bảo quản và sơ chế sản phẩm thu hoạch như: Sản xuất nước đá, phơi sấy cá tạp, làm bột cá chăn nuôi gia súc, xây dựng chợ cá đầu mối để người nuôi cá, thương lái, người tiêu dùng có cơ hội giao thương.


Có thể bạn quan tâm

Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Nuôi Vào UAE Lưu Ý Khi Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Nuôi Vào UAE

Để đáp ứng quy định nêu trên, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) yêu cầu cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) nhằm cập nhật các quy định của nước sở tại và tuân thủ đúng khi xuất khẩu các lô hàng cá nuôi vào thị trường này.

24/07/2014
Cây Cây "Lạ" Ở Xứ Biển

Thanh long ruột đỏ là loại cây được trồng phổ biến trên vùng đất gò. Đối với xứ biển, đây là cây trồng được xếp vào diện “lạ”. Dám nghĩ, dám làm, anh Lê Văn Trung (ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi) đã đem giống cây “lạ” này về trồng trên vùng đất cát và đã gặt… “mùa vàng”.

24/07/2014
Triển Khai Tháng Cao Điểm Phòng, Chống Bệnh Đốm Nâu Trên Cây Thanh Long Triển Khai Tháng Cao Điểm Phòng, Chống Bệnh Đốm Nâu Trên Cây Thanh Long

Dịch bệnh đốm nâu trên cây thanh long xảy ra từ nhiều năm nay, đã gây thiệt hại nặng cho người trồng thanh long mà chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Đây là vấn đề mà lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng như lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất quan tâm và đã phối hợp tổ chức các Hội nghị triển khai, chỉ đạo nhiều biện pháp để xử lý dịch bệnh đốm nâu, giúp nông dân an tâm trong sản xuất.

09/12/2014
Đóng Tàu Nào Do Ngư Dân Quyết Đóng Tàu Nào Do Ngư Dân Quyết

Mọi ngư dân đóng mới tàu công suất lớn, nâng cấp, cải hoán tàu cá công suất nhỏ, tàu cá cũ đủ điều kiện đều được hỗ trợ. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) chỉ đưa ra quy hoạch và định hướng các ngành nghề khai thác, mẫu tàu để ngư dân lựa chọn, quyết định.

24/07/2014
Nông Dân Nuôi Cá Tra Có Lãi Khá Nông Dân Nuôi Cá Tra Có Lãi Khá

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình sản xuất cá tra đang có dấu hiệu khả quan, người nuôi đã có lãi. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 11 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long từ 23.500 - 24.000 đồng/kg, ổn định so với tháng trước, trong khi giá thành sản xuất từ 22.000 - 23.000 đồng/kg.

09/12/2014