Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nghề Nuôi Ếch

Phát Triển Nghề Nuôi Ếch
Ngày đăng: 26/09/2013

Trong những năm gần đây, nghề nuôi ếch Thái ở xã Mỹ Tân (Cái Bè - Tiền Giang) phát triển khá mạnh. Hiện xã có trên 60 hộ nuôi; trong đó, có khoảng 10 hộ vừa nuôi, vừa cung cấp ếch giống. Nhiều hộ khấm khá, có hộ trở nên giàu có từ nghề này cũng như nhờ kết hợp áp dụng mô hình nuôi ếch - cá.

Khá lên nhờ ếch

Ông Bùi Minh Sang, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Tân cho biết: Do địa bàn xã trải dài theo sông Mỹ Lợi nên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ếch. Xã có 4 ấp thì ấp nào cũng có hộ nuôi ếch với tổng số trên 60 hộ (có 20 hộ chăn nuôi quy mô lớn); trong đó, ấp 1 và ấp 4 có số hộ nuôi ếch nhiều nhất. Có hộ cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề nuôi ếch, có hộ kết hợp làm kinh tế phụ để cải thiện thu nhập.

Chú Nguyễn Văn Hương (ngụ ấp 3), Chủ trại ếch Tám Hương cho biết, chú gắn bó với nghề này đã hơn 4 năm. Trước đây, vợ chồng chú làm nghề mua bán trái cây, sau thời gian nuôi thử nghiệm ếch thịt thấy hiệu quả, chú mở trại và chuyển hẳn sang nghề sản xuất, cung cấp ếch giống.

Trại ếch của chú hiện có 21 ao (trải bạt nhựa trên mặt đất) với 1.000 ếch bố mẹ, 5.500 ếch thịt và hậu bị. Mỗi năm chú xuất bán từ 700-800 ngàn ếch giống (chủ yếu là các hộ đến từ huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) với giá từ 500-1.500 đồng/con tùy thời điểm, đặc biệt nếu biết cách xử lý để ếch sinh sản vào mùa nghịch (làm buồng giữ ấm cho ếch bố mẹ khi thời tiết lạnh) thì giá bán sẽ còn cao hơn.

Bên cạnh đó, chú còn cung cấp ếch hậu bị với giá từ 120-150 ngàn đồng/con (sau 2 tháng sẽ đẻ), ếch mẹ 300 ngàn đồng/con (bắt về hôm sau đẻ). Theo chú Hương, hiện tại ếch giống đang có xu hướng tăng giá do giá ếch thịt đang nhích lên và nhiều nông hộ đang chuẩn bị vô mùa thả nuôi. Nhờ ếch, kinh tế gia đình chú khấm khá, 4 người con của chú được học hành đến nơi, đến chốn và đều có việc làm ổn định.

Kết hợp nuôi ếch + cá = hiệu quả kép

Anh Trần Văn Điền (ấp 3), cho biết: Anh phát triển nghề nuôi ếch đã 2 năm nay. Do khu đất ruộng của anh nằm ở vùng trũng, không làm được vụ lúa hè thu muộn nên để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như qua tìm hiểu, nghiên cứu một số mô hình mẫu, anh tiến hành đào 2 ao, mỗi ao rộng 500 m2 (đắp bờ bao xung quanh để ngăn lũ), trên mặt ao anh bố trí các vèo để nuôi ếch.

Để khai thác tối đa diện tích mặt nước và tận dụng nguồn phụ phẩm từ quá trình nuôi ếch, mỗi ao anh kết hợp thả nuôi 6 ngàn con cá tra. Sau 5 tháng thả nuôi, đàn cá tra đạt trọng lượng trung bình 0,7 kg/con, dự kiến sẽ xuất bán sau khi thu hoạch 6 lứa ếch thịt (khoảng 12 tháng); khi đó, anh sẽ có thêm nguồn thu nhập từ cá trong khi chỉ tốn tiền mua giống mà không phải tốn chi phí thức ăn. Như vậy, đầu tư một, anh thu lợi hai.

Còn anh Nguyễn Chí Gìn (ấp1), chủ trại ếch có diện tích 5.000 m2 nuôi 5 ngàn ếch bố mẹ, 50 ngàn ếch thịt và hậu bị. Mỗi tháng anh cung cấp 100 ngàn ếch giống cho các nông hộ trong, ngoài tỉnh. Anh còn bố trí các vèo nuôi ếch trên mặt ao có diện tích 1.000 m2 kết hợp thả nuôi cá trê trong ao. Kết thúc hai lứa ếch thịt (4 tháng), anh có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ việc thu hoạch cá trê.

“Các vèo ếch nên bố trí đều trên khắp mặt ao để dẫn dụ cá tập trung tại các đáy vèo tìm thức ăn nhằm giúp cá lớn nhanh và trọng lượng tương đối đồng đều hơn; Đồng thời chú ý kiểm tra, thay nước thường xuyên để tránh ô nhiễm nguồn nước có thể gây bệnh cho ếch” - anh Gìn chia sẻ kinh nghiệm

Theo kỹ sư Hồ Đại, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Tiền Giang, hiện nay nghề nuôi ếch Thái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đặc biệt việc kết hợp mô hình nuôi ếch – cá sẽ mang lại hiệu quả kép do tận dụng nguồn phế phẩm từ việc nuôi ếch như: phân, da ếch, dịch nhờn tiết ra từ da ếch…(mỗi tuần ếch lột da một lần), vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, để việc nuôi ếch mang lại hiệu quả bền vững, bà con nông dân nên nắm vững kỹ thuật nuôi, đời sống sinh lý của ếch; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phòng trị các bệnh thông thường cho ếch, chú ý xử lý kịp thời những bệnh xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột; đồng thời bà con cần chú ý không để nước trong ao, vèo bị ô nhiễm; nếu có ao chứa, xử lý và tiến hành thay nước thường xuyên cho ếch thì sẽ tốt hơn..


Có thể bạn quan tâm

Duy Trì Hoạt Động Nhân Giống Lúa Duy Trì Hoạt Động Nhân Giống Lúa

An Giang là tỉnh sản xuất lúa lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năng suất và sản lượng lúa không ngừng gia tăng, đã góp phần quan trọng phục vụ xuất khẩu và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thành công này có phần đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông, đó là chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng thu nhập cho nông dân.

22/11/2014
Mô Hình Thâm Canh Đậu Phụng Có Hiệu Quả Mô Hình Thâm Canh Đậu Phụng Có Hiệu Quả

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.

22/11/2014
Lao Đao Vì Dịch Chổi Rồng Lao Đao Vì Dịch Chổi Rồng

“Nông dân cần kịp thời được tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống mới. Thu hoạch cách nhau mấy ngày mà chênh lệch đến mấy triệu đồng... Sống nhờ vườn mà nghề vườn bấp bênh, rủi ro quá, nhiều người đã bỏ đất đi làm thuê làm mướn”, anh Nghĩa nói vậy. Bản thân anh cũng đang hợp đồng với ngành du lịch Vĩnh Long chạy đò chở khách để kiếm thêm phụ vợ nuôi bầy con.

22/11/2014
Cam Cao Phong Hành Trình Xây Thương Hiệu Cam Cao Phong Hành Trình Xây Thương Hiệu

Với giá trị kinh tế nổi bật, cây cam đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong. (Gia đình anh Cao Xuân Quỳnh, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Hòa Bình) thoát nghèo vơn lên làm giàu nhờ cây cam).

22/11/2014
Nhiều Cơ Hội Mở Ra Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong Nhiều Cơ Hội Mở Ra Cho Sản Phẩm Cam Cao Phong

Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định được lợi thế nổi bật so với các loại đặc sản khác của địa phương. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Kết quả này mở ra nhiều cơ hội để cam Cao Phong trở thành một thương hiệu mạnh, có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong và ngoài nước.

22/11/2014