Phát Triển Mô Hình Nuôi Thuỷ Sản Ven Biển

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với chiều dài bờ biển khoảng 6 km, xã đã tham mưu với UBND huyện và Sở NN&PTNT cho phép thí điểm mô hình nuôi hến ở khu vực ven biển với 32 hộ dân tham gia. Ông Phạm Văn Tỷ một trong những hộ dân thành công trong mô hình này - cho biết, năm 2011 ông cùng với các anh em trong xóm ấp đã hùng vốn thuê 480 ha diện tích mặt nước biển với giá 300.000 đồng/ha để nuôi hến. Nhờ áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật và cách chăm sóc mà diện tích hến nuôi của bà con phát triển rất tốt. Sau 3 tháng nuôi thả, người dân đã thu hoạch được hơn 3 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí các hộ dân đã thu lãi trên 1,2 tỷ đồng.
“Trước khi triển khai mô hình này tôi cùng các hộ khác đã có chuyến tham quan thực tế học hỏi kinh nghiệm nuôi hến của bà con nông dân ở huyện An Biên, thấy mô hình này có hiệu quả kinh tế lại dễ nuôi thả nên mọi người đã áp ụng vào điều kiện thực tế tại địa phương và đã thành công” – ông Tỷ chia sẻ.
Khi được hỏi về kỹ thuật nuôi trồng ông Dương Văn Hải – cũng là nông dân nuôi hến - vui vẻ cho biết đây một loài thủy sản rất dễ nuôi thả, nguồn thức ăn tự nhiên không phải tốn chi phí. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm khi nuôi loại thủy sản này là nó chỉ thích hợp cho vùng nước mặn, lợ không thích hợp cho vùng nước ngọt. Ông Dương Văn Hải – cho biết thêm: “Tuy đây là mô hình mới nhưng anh em tụi tui đã quyết tâm thực hiện và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục thuê mướn diện tích mặt nước biển để nuôi thả thủy hải sản. Qua đó, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân địa phương”.
Được biết Sơn Bình là một xã mới chia tách, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, do giá cả thị trường thiếu ổn định đã ảnh hưởng trược tiếp đến sản xuất nông nghiệp của bà con. Do vậy, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là hoàn toàn đúng đắn. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho biết thêm:”Mô hình nuôi hến đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, để mô hình này được nhân rộng, về phía chính quyền địa phương sẽ phối hợp cùng ngành chuyên môn hỗ trợ về khoa học kỹ thuật cũng như nguồn vốn để người dân mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển. Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, các đối tượng trên không có biểu hiện hội chứng cúm trên người. Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm đang được các địa phương ở tỉnh Tiền Giang quan tâm thực hiện. Trong đó chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức phòng bệnh.

Năng động, chịu tìm tòi, học hỏi… Đặng Nhật Trường, 24 tuổi, ngụ ấp Đông Hòa, xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đột phá khi đưa giống gà Đông Tảo về nuôi ở vùng nông thôn huyện Cờ Đỏ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho nhiều thanh niên nông thôn cơ hội vươn lên.

Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ bán, nuôi dê trở thành “cứu cánh” của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất. Trong điều kiện giá cả thức ăn công nghiệp ngày càng tăng, đầu ra của một số vật nuôi chủ lực bị hạn chế, mô hình chăn nuôi này đang thu hút nhiều gia đình ở nông thôn.

Khoảng đầu năm 2014, tình cờ đi thăm nhà người quen tại huyện Lấp Vò và được tham quan một số mô hình nuôi thỏ thương phẩm đạt hiệu quả tại đây anh quyết định mua 5 cặp thỏ bố mẹ về nuôi. Sau 8 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Nhân đã nâng qui mô đàn thỏ thường xuyên được 160 con, trong số này dao động từ 35 – 45 con thỏ bố mẹ còn lại là thỏ tơ và thỏ con.

Theo anh thì gà sao có sức đề kháng dịch bệnh rất cao nên ít bị hao hụt, ngoài ra rất háo ăn, mau lớn, gà con sau 20 ngày tuổi có thể chuyển từ thức ăn tấm cám sang thức ăn công nghiệp hoặc lúa, bắp. Riêng phần chuồng trại cũng đơn giản không cần kiên cố, chủ yếu làm bằng cây lá để gà có chỗ trú mưa, tránh nắng.