Phát Triển Mô Hình Nuôi Thuỷ Sản Ven Biển

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với chiều dài bờ biển khoảng 6 km, xã đã tham mưu với UBND huyện và Sở NN&PTNT cho phép thí điểm mô hình nuôi hến ở khu vực ven biển với 32 hộ dân tham gia. Ông Phạm Văn Tỷ một trong những hộ dân thành công trong mô hình này - cho biết, năm 2011 ông cùng với các anh em trong xóm ấp đã hùng vốn thuê 480 ha diện tích mặt nước biển với giá 300.000 đồng/ha để nuôi hến. Nhờ áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật và cách chăm sóc mà diện tích hến nuôi của bà con phát triển rất tốt. Sau 3 tháng nuôi thả, người dân đã thu hoạch được hơn 3 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí các hộ dân đã thu lãi trên 1,2 tỷ đồng.
“Trước khi triển khai mô hình này tôi cùng các hộ khác đã có chuyến tham quan thực tế học hỏi kinh nghiệm nuôi hến của bà con nông dân ở huyện An Biên, thấy mô hình này có hiệu quả kinh tế lại dễ nuôi thả nên mọi người đã áp ụng vào điều kiện thực tế tại địa phương và đã thành công” – ông Tỷ chia sẻ.
Khi được hỏi về kỹ thuật nuôi trồng ông Dương Văn Hải – cũng là nông dân nuôi hến - vui vẻ cho biết đây một loài thủy sản rất dễ nuôi thả, nguồn thức ăn tự nhiên không phải tốn chi phí. Tuy nhiên, điều đáng lưu tâm khi nuôi loại thủy sản này là nó chỉ thích hợp cho vùng nước mặn, lợ không thích hợp cho vùng nước ngọt. Ông Dương Văn Hải – cho biết thêm: “Tuy đây là mô hình mới nhưng anh em tụi tui đã quyết tâm thực hiện và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Chúng tôi mong muốn được tiếp tục thuê mướn diện tích mặt nước biển để nuôi thả thủy hải sản. Qua đó, góp phần tích cực trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người dân địa phương”.
Được biết Sơn Bình là một xã mới chia tách, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, do giá cả thị trường thiếu ổn định đã ảnh hưởng trược tiếp đến sản xuất nông nghiệp của bà con. Do vậy, chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là hoàn toàn đúng đắn. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Phương - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho biết thêm:”Mô hình nuôi hến đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, để mô hình này được nhân rộng, về phía chính quyền địa phương sẽ phối hợp cùng ngành chuyên môn hỗ trợ về khoa học kỹ thuật cũng như nguồn vốn để người dân mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản ven biển. Đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.

Mấy năm nay, nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang phát triển ồ ạt, vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tỉnh, không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà nghiêm trọng hơn, nó đang làm “vỡ quy hoạch” hoàn toàn, để lại nhiều hệ lụy.

Nghêu lụa là một loại đặc sản của tỉnh Kiên Giang, đã được xuất khẩu rất nhiều suốt hơn 10 năm qua, đặc biệt nhu cầu nhập khẩu ở thị trường châu Âu rất lớn.

Rau xanh Đà Lạt thu hoạch trước và sau Tết Giáp Ngọ khoảng 20 ngày, phần lớn đều giảm giá liên tục; chỉ tăng giá một vài loại rau sản lượng không đáng kể. Hai “mảng màu” rau xuân Đà Lạt đang đặt ra việc thay đổi “nông lịch” gieo trồng sao cho phù hợp hơn với thị trường.