Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Đồng Ở Đồng Tháp

Nuôi cá đồng đã góp phần nâng cao thu nhập của nhiều hộ gia đình ở nông thôn. Lượng cá nuôi này đã cung ứng một lượng lớn cho thị trường nội địa. Phát triển nuôi cá đồng theo hướng bền vững được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kinh tế nông nghiệp ở mỗi địa phương
Năm 2011, toàn tỉnh Đồng Tháp nuôi cá đồng trong ao, mùng, vèo, nuôi nhử tự nhiên ước 4.350 ha (cá lóc, rô đồng, trê, chình,...), tập trung ở các huyện: Cao Lãnh, Tháp Mười, Châu Thành, Thanh Bình,... với tổng sản lượng 38.075 tấn. Bên cạnh đó, nuôi trong 2.614 bè với tổng sản lượng trên 10.000 tấn.
Do có lợi thế về điều kiện tự nhiên, người nuôi đã tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên như cua, ốc, cá tạp. Đồng thời, do vốn đầu tư cho các mô hình nuôi tương đối thấp so với nuôi cá tra và dễ chăm sóc và quản lý. Tiêu thụ cũng khá thuận lợi, do giá thịt gia súc, gia cầm cao, nên người tiêu dùng chuyển sang sử dụng nguồn thủy sản nhiều hơn. Một số doanh nghiệp bước đầu sản xuất giống, thức ăn và nuôi thương phẩm cá thác lác, cá lóc, gắn sản xuất và tiêu thụ tạo điều kiện cho việc nuôi cá đồng phát triển.
Nhằm khai thác tốt tiềm năng mặt đất, mặt nước phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần tăng trưởng kinh tế, năm 2012, toàn tỉnh phấn đấu nuôi cá đồng 4.500 ha với tổng sản lượng 67.000 tấn.
Theo đó, các địa phương liên hệ với Trung tâm giống thủy sản để cung cấp cho các cơ sở ương giống, người nuôi để nâng cao chất lượng đàn cá nuôi, nâng cao năng suất và giảm giá thành sản phẩm. Ngành Nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho người nuôi cá nhằm đạt hiệu quả cao. Kết hợp với các viện, trường tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kỹ thuật nuôi cũng như các kinh nghiệm trong quá trình nuôi. Áp dụng qui trình nuôi trồng thủy sản theo hướng sạch, kiểm soát môi trường bằng hệ vi sinh, giảm dần việc sử dụng thuốc kháng sinh.
Hầu hết các đối tượng nuôi là các loại cá đồng và tôm, tiêu thụ nội địa là chủ yếu. Do đó, để tránh thu hoạch cùng lúc, các hộ nuôi cần chủ động, tính toán thời gian thả nuôi, nhất là trong mùa lũ. Bên cạnh đó, cần giới thiệu các công ty sản xuất thức ăn, giống và nuôi thương phẩm cá lóc, thác lác,... cho hộ nuôi; xây dựng mối liên kết về nguyên liệu, ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm theo hướng sản xuất hiệu quả, ổn định với các hình thức như: hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có đầu tư vốn cho người nuôi, hợp đồng nuôi gia công, hợp đồng hợp tác sản xuất,.
Có thể bạn quan tâm

Các nhà nghiên cứu ở Sea Grant, bang Carolina Bắc (Mỹ) đã tìm ra loại thuốc nhuộm chứa huỳnh quang có thể dùng để đánh giá sức khỏe của cá.

Theo thống kê, nuôi lươn trên cạn lãi gấp 4 lần vốn bỏ ra đầu tư và không có hộ nào bị lỗ. Do chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, lợi nhuận cao (giá lươn thịt là 80.000 đ/kg) đang tập trung đầu tư nhân rộng mô hình.

Những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản ở An Giang đạt nhiều thành tựu đáng phấn khởi. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản đều tăng theo từng năm, riêng năm 2005 toàn tỉnh có 1.840 ha tăng hơn 10% so với năm trước.

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất nước, với 296.551 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm quảng canh 161.932 ha, công nghiệp gần 6.000 ha, quảng canh cải tiến gần 40.000 ha, diện tích còn lại nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác.

Sau Tết Nguyên đán, nông dân xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) rất phấn khởi vì mô hình sản xuất trồng lúa kết hợp với nuôi cá phát triển tốt, ước lợi nhuận sản xuất sẽ tăng gấp đôi so với sản xuất chỉ có cây lúa trước đây.