Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Mở Hướng Làm Giàu

Ngày 19.12, Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Nguyễn Quốc Cường đi thăm một số mô hình sản xuất của ND huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.
Trang trại chăn nuôi của ông Mai Văn Thiêm, ở thôn 4, xã Nga An rộng 1ha, xây dựng theo mô hình trang trại chăn nuôi lợn cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP. Vốn đầu tư xây dựng trang trại của ông gần 1,2 tỷ đồng. Ông Thiêm cho biết: “Đến nay ông đã xuất bán 2 lứa lợn. Mỗi lứa thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Hạch toán chăn nuôi theo mô hình này, thu nhập gấp 3-4 lần trồng lúa”.
Gia đình ông Ngô Thọ Thanh, ở thôn 8, xã Nga Hưng nhận thầu đất của xã để xây dựng trang trại tổng hợp. Tổng diện tích của trang trại hơn 1,1ha. Trong đó, 800m2 nuôi lợn nái và lợn thịt; 4.000m2 ao nuôi cá. Mỗi năm ông thu gần 20 tấn cá thương phẩm. Ngoài ra, ông còn có 500m2 trồng thanh long ruột đỏ… Mỗi năm, doanh thu của trang trại ông khoảng 3 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 700 triệu đồng.
Ông Nguyễn Đình Phùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho biết: “Chúng tôi xác định, phát triển kinh tế trang trại tổng hợp là mục tiêu giúp ND phát huy tiềm năng, thoát nghèo bền vững. Việc ban hành kịp thời chính sách hỗ trợ phát triển trang trại, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thuê đất, vay vốn ưu đãi sẽ là “bà đỡ” đắc lực, giúp ND làm giàu, đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM”- ông Phùng khẳng định.
Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường đánh giá rất cao cách làm của huyện Nga Sơn, đã giúp được bà con nông dân có động lực để phát huy lợi thế. Chủ tịch cho rằng: “Việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Nga Sơn nói riêng sẽ tạo được niềm tin cho ND thoát nghèo, mở hướng làm giàu cho ND”.
Có thể bạn quan tâm

Bà Phạm Thị Thu Hương – Phó Giám đốc chi nhánh Vietinbank Quảng Ngãi cho biết: “Mục tiêu của ngân hàng là mở rộng đối tượng cho vay, thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh giảm lãi suất cho vay, thủ tục nhanh gọn, ngân hàng còn thực hiện cơ chế tín dụng, tạo điều kiện để khách hàng đáo hạn vốn vay dễ dàng.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nhiều năm nay, xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch và đưa nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Hiện xã có 412 ha đạt giá trị 120 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 260 ha cánh đồng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, 30 ha dưa chuột, hơn 10 ha ớt xuất khẩu...

Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.

Dù ủng hộ chính sách hỗ trợ cho ngư dân chuyển dần sang đóng tàu vỏ sắt, nhưng nhiều ngư dân và chuyên gia cho rằng cần tránh chạy theo phong trào đóng tàu vỏ sắt, bởi tàu gỗ công suất lớn vẫn mang lại hiệu quả cao tùy theo mô hình, phương thức đánh bắt...

Ngoài 2 vụ lúa chính trong năm, 5 năm trở lại đây gia đình chị Nguyễn Thị Toàn, thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng nấm sạch.