Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Mở Hướng Làm Giàu

Ngày 19.12, Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Nguyễn Quốc Cường đi thăm một số mô hình sản xuất của ND huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.
Trang trại chăn nuôi của ông Mai Văn Thiêm, ở thôn 4, xã Nga An rộng 1ha, xây dựng theo mô hình trang trại chăn nuôi lợn cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP. Vốn đầu tư xây dựng trang trại của ông gần 1,2 tỷ đồng. Ông Thiêm cho biết: “Đến nay ông đã xuất bán 2 lứa lợn. Mỗi lứa thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Hạch toán chăn nuôi theo mô hình này, thu nhập gấp 3-4 lần trồng lúa”.
Gia đình ông Ngô Thọ Thanh, ở thôn 8, xã Nga Hưng nhận thầu đất của xã để xây dựng trang trại tổng hợp. Tổng diện tích của trang trại hơn 1,1ha. Trong đó, 800m2 nuôi lợn nái và lợn thịt; 4.000m2 ao nuôi cá. Mỗi năm ông thu gần 20 tấn cá thương phẩm. Ngoài ra, ông còn có 500m2 trồng thanh long ruột đỏ… Mỗi năm, doanh thu của trang trại ông khoảng 3 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 700 triệu đồng.
Ông Nguyễn Đình Phùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho biết: “Chúng tôi xác định, phát triển kinh tế trang trại tổng hợp là mục tiêu giúp ND phát huy tiềm năng, thoát nghèo bền vững. Việc ban hành kịp thời chính sách hỗ trợ phát triển trang trại, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thuê đất, vay vốn ưu đãi sẽ là “bà đỡ” đắc lực, giúp ND làm giàu, đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM”- ông Phùng khẳng định.
Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường đánh giá rất cao cách làm của huyện Nga Sơn, đã giúp được bà con nông dân có động lực để phát huy lợi thế. Chủ tịch cho rằng: “Việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Nga Sơn nói riêng sẽ tạo được niềm tin cho ND thoát nghèo, mở hướng làm giàu cho ND”.
Có thể bạn quan tâm

Qua 2 năm xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Ninh Hòa (huyện Hồng Dân) đã xây dựng 11 mô hình sản xuất nhân giống lúa chất lượng cao, nuôi trồng thủy sản; thành lập 124 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp với 398 lao động tham gia.

Phú Yên đang có dịch lở mồm long móng (LMLM) gia súc ở một số xã. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, các ngành chức năng đã cấm vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc ra khỏi vùng dịch. Tuy nhiên lại rất khó kiểm soát phân bò khi nó đang là mặt hàng được mua bán khá rộ.

Những năm gần đây, nông dân các xã Phước Long, thị trấn Phước Long, Vĩnh Phú Tây (huyện Phước Long) mở rộng diện tích trồng màu và phát triển mô hình đa canh trên đất bờ bao vuông tôm. Việc làm này vừa hạn chế cỏ mọc xung quanh bờ bao, vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

Để giảm thiểu tác động xấu do tình trạng nhiễm mặn gây thất thu cho nghề trồng lúa, nông dân xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chuyển sang nuôi bò, bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.

Những năm gần đây, khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực ở bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu - Sơn La), bởi quy trình canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân.