Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Mở Hướng Làm Giàu

Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Mở Hướng Làm Giàu
Ngày đăng: 20/02/2014

Ngày 19.12, Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Nguyễn Quốc Cường đi thăm một số mô hình sản xuất của ND huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.

Trang trại chăn nuôi của ông Mai Văn Thiêm, ở thôn 4, xã Nga An rộng 1ha, xây dựng theo mô hình trang trại chăn nuôi lợn cho Công ty cổ phần Chăn nuôi CP. Vốn đầu tư xây dựng trang trại của ông gần 1,2 tỷ đồng. Ông Thiêm cho biết: “Đến nay ông đã xuất bán 2 lứa lợn. Mỗi lứa thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Hạch toán chăn nuôi theo mô hình này, thu nhập gấp 3-4 lần trồng lúa”.

Gia đình ông Ngô Thọ Thanh, ở thôn 8, xã Nga Hưng nhận thầu đất của xã để xây dựng trang trại tổng hợp. Tổng diện tích của trang trại hơn 1,1ha. Trong đó, 800m2 nuôi lợn nái và lợn thịt; 4.000m2 ao nuôi cá. Mỗi năm ông thu gần 20 tấn cá thương phẩm. Ngoài ra, ông còn có 500m2 trồng thanh long ruột đỏ… Mỗi năm, doanh thu của trang trại ông khoảng 3 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 700 triệu đồng.

Ông Nguyễn Đình Phùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn cho biết: “Chúng tôi xác định, phát triển kinh tế trang trại tổng hợp là mục tiêu giúp ND phát huy tiềm năng, thoát nghèo bền vững. Việc ban hành kịp thời chính sách hỗ trợ phát triển trang trại, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thuê đất, vay vốn ưu đãi sẽ là “bà đỡ” đắc lực, giúp ND làm giàu, đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM”- ông Phùng khẳng định.

Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường đánh giá rất cao cách làm của huyện Nga Sơn, đã giúp được bà con nông dân có động lực để phát huy lợi thế. Chủ tịch cho rằng: “Việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Nga Sơn nói riêng sẽ tạo được niềm tin cho ND thoát nghèo, mở hướng làm giàu cho ND”.


Có thể bạn quan tâm

Tỉ Phú Rắn Mối Tỉ Phú Rắn Mối

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

27/05/2012
Sẽ Trồng Mới 1.500 Ha Ca Cao Ở Bến Tre Sẽ Trồng Mới 1.500 Ha Ca Cao Ở Bến Tre

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong năm 2012, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.500 ha cây ca cao, diện tích đăng ký phân bổ tại các huyện: Giồng Trôm 450 ha, Bình Đại 50 ha, Mỏ Cày Nam 300 ha, Thạnh Phú 50 ha, Mỏ Cày Bắc 300 ha, Ba Tri 50 ha, Châu Thành 250 ha, Chợ Lách 20 ha và thành phố Bến Tre 30 ha. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã trồng được 2.197 ha, đạt 80% so kế hoạch năm, nâng tổng diện tích ca cao trong tỉnh đến nay đạt trên 9.000 ha.

27/05/2012
Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang

Đó là một trong những nội dung được nhiều xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm và phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, Hội Nông dân… tổ chức các lớp dạy nghề nuôi ếch, lươn, cá lóc… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập kinh tế gia đình của các hộ nông dân.

28/05/2012
Tìm Giải Pháp Quản Lý Dinh Dưỡng Cây Trồng Tìm Giải Pháp Quản Lý Dinh Dưỡng Cây Trồng

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, ĐBSCL là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, trong những năm qua, do kiến thức còn hạn chế nên hầu hết bà con nông dân sử dụng dinh dưởng cho cây trồng chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất chất lượng cây trồng chưa cao

02/07/2011
Hai Cty Phân Bón Lừa Nông Dân Hai Cty Phân Bón Lừa Nông Dân

Tại các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò và TX Sa Đéc (Đồng Tháp), nông dân đang bức xúc bởi chiêu lừa của hai Cty chuyên SX phân bón N-P-K kém chất lượng đó là Cty TNHH Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (APA) và Cty TNHH SX TMDV Hóa Nông.

28/02/2012