Phát Triển Kinh Tế Nhờ Mô Hình Chăn Nuôi Vịt

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.
Nhớ lại ngày đầu lập nghiệp, anh Chung cho biết: Năm 2003 gia đình lên Điện Biên, anh phải mượn đất của anh trai để ở và chăn nuôi. Từ 400 con vịt ban đầu, qua mỗi năm anh lại mở rộng số lượng đàn. Sau vài năm chăn nuôi có lãi, năm 2006 anh chị đã có đủ tiền mua 3.000m2 đất để ở và phát triển chăn nuôi. Anh chị đã mạnh dạn đầu tư mở rộng số lượng đàn lên 3.000 con vịt, đồng thời kết hợp với việc đào ao thả cá và nuôi thêm gà đẻ. Mỗi năm cho anh chị thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Công việc chăn nuôi thuận lợi nên năm 2009, anh chị quyết định mua thêm 1.800m2 đất để cùng anh trai tiếp tục mở rộng chăn nuôi. Đến nay, anh Chung đã có 2 trang trại chăn nuôi với 6 đàn vịt (tổng 6.000 con) đang trong giai đoạn cho trứng với tỉ lệ 80% - 90% tổng đàn; 500 con gà chuẩn bị vào đẻ và 2 ao cá với đủ các loại: cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá trê ngoài việc phục vụ nhu cầu của gia đình, mỗi năm anh chị cũng thu lãi vài chục triệu đồng từ ao cá.
Không chỉ dừng lại ở việc chăn nuôi, anh chị cũng mạnh dạn đầu tư trang thiết bị để mở lò ấp trứng vịt lộn và con giống cung cấp ra thị trường. Mỗi ngày gia đình anh Chung cung cấp 2.000 trứng vịt, 2.000 trứng vịt lộn cho thị trường. Với giá 3.200 đồng/quả trứng vịt, 4.000 đồng/quả trứng vịt lộn, trừ chi phí và tiền thức ăn, mỗi ngày gia đình anh cũng thu lãi vài triệu đồng.
Mô hình trang trại của gia đình anh Chung cũng là điển hình trong công tác bảo đảm vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh. Nói về bí quyết phòng chống dịch bệnh cho gia cầm, anh Chung chia sẻ: Anh đã cẩn thận trong khâu chọn giống và tiêm phòng từ khi vịt được 21 ngày tuổi tới khi đẻ, tiêm đầy đủ các loại vắcxin: dịch tả, tụ huyết trùng, viêm gan, cúm A/H5N1, mỗi loại 2 mũi. Hàng tuần, phun thuốc khử trùng kết hợp với việc hàng tháng rắc vôi bột và dọn vệ sinh chuồng trại để đảm bảo vệ sinh thú y khu vực chăn nuôi.
Với thành công trong việc phát triển mô hình trang trại chăn nuôi, gia đình anh Chung đã có nguồn thu nhập ổn định với tổng thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, Bắc Giang cho biết, lô vải thiều 2,1 tấn đầu tiên của Lục Ngạn sau khi được đưa sang thị trường Califonia (Mỹ) đã bán hết chỉ trong vòng một ngày.

Vụ Đông Xuân vừa qua, toàn huyện Phú Thiện gieo trồng gần 8.400 ha cây trồng các loại, trong đó lúa với diện tích 6.066 ha gồm các giống lúa như: HT1, Ma Lâm, Q5, OM4900, hương cốm, tám thơm, DV 108….; còn lại là các loại cây lương thực khác (bắp 350 ha), thực phẩm (rau các loại, đậu), cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, thuốc lá, khoai lang) và cây công nghiệp dài ngày (mía trồng mới 800 ha).

Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực nghiệm nhiều mô hình trồng cây mắc ca trên địa bàn các huyện: Kbang, Mang Yang, Chư Pah, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa và nhiều hộ dân các huyện: Kông Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Chư Prông và TP. Pleiku tự đầu tư trồng mắc ca. Đến nay, diện tích cây mắc ca toàn tỉnh là 215,6 ha. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của nó vẫn còn bỏ ngỏ.

Vượt qua trở ngại về tuổi tác, điều kiện sức khỏe, ông Ksor Jú (làng Kom Yố, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) luôn nêu gương sáng trong lao động sản xuất, trở thành trụ cột về tinh thần lẫn vật chất cho gia đình và giúp đỡ những người khó khăn trên địa bàn.

Những năm qua, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) giúp cho nông nghiệp ở Bắc Quang có những bước tiến đáng kể với năng xuất, sản lượng lương thực dẫn đầu toàn tỉnh. Để tiếp tục tạo đột phá, năm 2015 huyện Bắc Quang bắt đầu triển khai Kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), chỉnh trang đồng ruộng. Đây là điều không còn lạ, nhưng mới ở Hà Giang.