Phát Triển Kinh Tế Nhờ Mô Hình Chăn Nuôi Vịt

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.
Nhớ lại ngày đầu lập nghiệp, anh Chung cho biết: Năm 2003 gia đình lên Điện Biên, anh phải mượn đất của anh trai để ở và chăn nuôi. Từ 400 con vịt ban đầu, qua mỗi năm anh lại mở rộng số lượng đàn. Sau vài năm chăn nuôi có lãi, năm 2006 anh chị đã có đủ tiền mua 3.000m2 đất để ở và phát triển chăn nuôi. Anh chị đã mạnh dạn đầu tư mở rộng số lượng đàn lên 3.000 con vịt, đồng thời kết hợp với việc đào ao thả cá và nuôi thêm gà đẻ. Mỗi năm cho anh chị thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Công việc chăn nuôi thuận lợi nên năm 2009, anh chị quyết định mua thêm 1.800m2 đất để cùng anh trai tiếp tục mở rộng chăn nuôi. Đến nay, anh Chung đã có 2 trang trại chăn nuôi với 6 đàn vịt (tổng 6.000 con) đang trong giai đoạn cho trứng với tỉ lệ 80% - 90% tổng đàn; 500 con gà chuẩn bị vào đẻ và 2 ao cá với đủ các loại: cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá trê ngoài việc phục vụ nhu cầu của gia đình, mỗi năm anh chị cũng thu lãi vài chục triệu đồng từ ao cá.
Không chỉ dừng lại ở việc chăn nuôi, anh chị cũng mạnh dạn đầu tư trang thiết bị để mở lò ấp trứng vịt lộn và con giống cung cấp ra thị trường. Mỗi ngày gia đình anh Chung cung cấp 2.000 trứng vịt, 2.000 trứng vịt lộn cho thị trường. Với giá 3.200 đồng/quả trứng vịt, 4.000 đồng/quả trứng vịt lộn, trừ chi phí và tiền thức ăn, mỗi ngày gia đình anh cũng thu lãi vài triệu đồng.
Mô hình trang trại của gia đình anh Chung cũng là điển hình trong công tác bảo đảm vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh. Nói về bí quyết phòng chống dịch bệnh cho gia cầm, anh Chung chia sẻ: Anh đã cẩn thận trong khâu chọn giống và tiêm phòng từ khi vịt được 21 ngày tuổi tới khi đẻ, tiêm đầy đủ các loại vắcxin: dịch tả, tụ huyết trùng, viêm gan, cúm A/H5N1, mỗi loại 2 mũi. Hàng tuần, phun thuốc khử trùng kết hợp với việc hàng tháng rắc vôi bột và dọn vệ sinh chuồng trại để đảm bảo vệ sinh thú y khu vực chăn nuôi.
Với thành công trong việc phát triển mô hình trang trại chăn nuôi, gia đình anh Chung đã có nguồn thu nhập ổn định với tổng thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như trước kia chỉ có các chủ vườn xoài mới “bán lá” (theo cách gọi của nhà vườn địa phương) cho thương lái, thì nay hàng loạt vườn trồng cam sành ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) đã bị nhà vườn bán cho thương lái. Theo đó, chủ vườn thoả thuận giá cả và giao cả mảnh vườn cho thương lái canh tác theo thời gian giao kèo

Suốt hàng chục ngày nay, trên khắp địa bàn huyện Lục Ngạn - Bắc Giang từ các xã Tân Quang, Tân Lập, Nghĩa Hồ, Thanh Hải…không ngừng “nóng” lên bởi hàng nghìn hộ nông dân trồng vải ồ ạt thu gom lá vải khô bán cho các đại lý.

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.

Trước tình hình giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm và không bán được, nhiều cơ sở thu mua dừa ở “vương quốc” dừa Bến Tre cho biết sẵn sàng đặt tiền cọc và tiếp tục thu mua dừa cho nông dân.

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.