Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi vịt trời

Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi vịt trời
Ngày đăng: 11/05/2015

Từ Thành phố Nam Định theo tỉnh lộ 490, chúng tôi tìm đến xóm 11, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng) để gặp người nông dân dám nghĩ, dám làm ấy. Anh Nguyễn Văn Chiển nhớ lại những khó khăn khi bắt tay vào lập nghiệp. Sinh ra trong một gia đình thuần nông, điều kiện gia đình khó khăn nên từ bé, anh đã theo cha mẹ ra đồng “mót thóc” về nuôi vịt, nuôi ngan.

Vì vậy, “tính nết” vịt, ngan ra sao, anh đều nắm rõ trong lòng bàn tay. Năm 2000, anh chính thức xin bố mẹ ra ở riêng. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện, anh nhận thầu hơn 5.000m2 khu ruộng trũng thuộc xóm 11, xa khu dân cư để xây dựng trang trại chăn nuôi vịt. Thời điểm này vốn liếng ít, anh phải vay mượn thêm của anh em, bạn bè cùng với vốn bố mẹ cho ở riêng… để tập trung cải tạo ao đầm, xây dựng trang trại. Mặc dù chịu khó làm ăn nhưng thu nhập chẳng đáng là bao, gia đình anh gần như lúc nào cũng thuộc diện hộ nghèo nhất xóm.

Thời điểm khó khăn nhất là giai đoạn năm 2003 - 2010, khi dịch bệnh H5N1 “hoành hành”. Nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm lớn phải tiêu hủy hàng vạn con gia cầm. Trang trại của gia đình anh dù không bị nhiễm bệnh, nhưng vì nằm trong vùng dịch nên cũng không phải là “ngoại lệ”. Nhìn đàn vịt đang “tuổi ăn, tuổi lớn” mà phải đem đi tiêu hủy mà lòng dạ anh xót xa. Có những lúc chán nản, anh định thôi không nuôi vịt nữa nhưng nghĩ đến những khoản nợ chưa trả được năm 2011, anh lại bắt tay vào gây dựng lại đàn vịt, ngan với quy mô vài trăm con rồi tăng lên 2.000 con, mỗi ngày anh thu trên 1.800 quả trứng vịt.

Với lượng trứng như vậy, anh đã tính cách phải làm thêm bằng cách đầu tư mua máy ấp trứng vịt lộn với lò ấp công nghệ hiện đại. Khi đàn vịt dần phát triển, năm 2012, anh đã quyết định đầu tư hơn 80 triệu đồng xây hai dãy chuồng nuôi vịt ven hồ, xung quanh quây lưới mắt cáo và trồng cây cảnh, tạo bóng mát. Nền chuồng láng xi măng, có nơi cho vịt tắm. Dưới hồ nuôi cá rô phi, cá trắm. Vốn đầu tư có năm lên đến gần 1 tỷ đồng. Để có số tiền này anh đã không ngần ngại đi vay, thậm chí là vay lãi ngày để đầu tư. Ban đầu gia đình khuyên anh không nên mạo hiểm nhưng anh vẫn quyết tâm làm cho bằng được.

Để tìm kiếm bạn hàng, anh rong ruổi trên chiếc xe máy đi chào hàng ở nhiều nơi như Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… Khi đã quen mối, chỉ cần một “cú điện thoại” là sau một vài tiếng đồng hồ, khách hàng đã có “sản phẩm” trao tận tay. Vì vậy, sản phẩm trứng vịt lộn của trang trại sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Con đường nhỏ dẫn vào nhà anh ngày nào cũng có vài chiếc ô tô đến tận nơi để thu mua vịt, trứng. Nhiều khách hàng ở tận Hà Tĩnh, Nghệ An cũng điện thoại cho anh đặt hàng theo đường xe khách.

Đầu năm 2014, qua nhiều kênh thông tin, anh đã tiếp cận và đi tham quan nhiều mô hình chăn nuôi vịt trời. Thấy hiệu quả rõ rệt, anh đã quyết định đầu tư nuôi thêm vịt trời. Lúc đầu, anh nuôi 300 con để gây giống. Đến nay, đàn vịt trời đã phát triển lên đến hơn 3.000 con. Theo anh Chiển, nuôi vịt trời chỉ cần chú ý thời gian 20 ngày sau khi nở mới cho vịt xuống nước.

Khi đã thuần hóa cũng nên cho chúng ra ngoài thiên nhiên để phát triển tự nhiên và khỏe mạnh. Anh Chiển cho biết, giá một kg vịt trời hiện nay khoảng 250 nghìn đồng, thị trường lại đang rất ưa chuộng mặt hàng này, đó là cơ sở để anh tiếp tục thực hiện ước mơ mở rộng quy mô nuôi vịt trời thành một đại trang trại ở xóm 11.

Nói về đầu ra cho con đặc sản này, anh Chiển chia sẻ, những con vịt trời của anh được các nhà hàng đánh giá chất lượng tốt, thịt thơm ngon được khách hàng ưa chuộng. Tiếng lành đồn xa, vịt trời của anh Chiển đã được nhiều nhà hàng biết đến và vịt trời của anh xuất ra đến đâu bán hết đến đó.

Với sự làm ăn hiệu quả của mô hình chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt và vịt trời của gia đình anh Chiển, xã Nghĩa Thành đã cử người tư vấn giúp gia đình anh trong việc phòng, chống dịch, hỗ trợ về việc tuyên truyền... Bên cạnh đó, Quỹ tín dụng nhân dân Nghĩa Thái cũng đã tạo điều kiện cho gia đình anh vay 400 triệu đồng để có thêm nguồn vốn để đầu tư. Xã cũng đang nghiên cứu áp dụng và nhân rộng mô hình này vào các hộ chăn nuôi trên địa bàn nhằm đem lại thu nhập cao hơn cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp ĐBSCL chuẩn bị đón làn sóng đầu tư Nhật vào nông nghiệp

ĐBSCL đang chờ đợi cơ hội đón làn sóng đầu tư Nhật Bản vào lĩnh vực nông nghiệp.

16/11/2015
Tạo đẳng cấp cho sản phẩm cá tra trên thị trường thế giới Tạo đẳng cấp cho sản phẩm cá tra trên thị trường thế giới

Sau một thời gian phát triển quá nóng, nay cá tra Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm, kể cả sản xuất trong nước cũng như trên thị trường xuất khẩu.

16/11/2015
Nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi thu hoạch cà phê Nhiều người bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi thu hoạch cà phê

Hiện nay, người dân ở tỉnh Đăk Lăk cũng như các tỉnh Tây Nguyên bắt đầu bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2015-2016. Tuy nhiên, nhiều người dân ở tỉnh Đăk Lăk khi vào vườn thu hái cà phê bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải nhập viện điều trị, khiến cho người dân khiếp sợ…

16/11/2015
Thẩm định quy hoạch vùng trồng thanh long Thẩm định quy hoạch vùng trồng thanh long

Chiều 11/11, ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng trồng thanh long trong tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

16/11/2015
TPP đe dọa nông sản Việt TPP đe dọa nông sản Việt

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp chúng ta “phẫu thuật” để biết điểm mạnh điểm yếu mà cấu trúc lại để người tiêu dùng vẫn có thể hưởng lợi mà người nông dân cũng ít bị thiệt thòi.

16/11/2015