Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Gà Đông Cảo

Phát Triển Gà Đông Cảo
Ngày đăng: 12/04/2012

Gà Đông Cảo hay con gọi là gà Đông Tảo có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là giống gà quý hiếm, từng là vật tiến vua.

Trải qua thời gian, giống gà này đã thoái hóa do bị lai tạp và có nguy cơ tuyệt chủng. Với sự giúp đỡ của các nhà khoa học Viện Chăn nuôi Quốc gia, xã Đông Tảo đã chọn tạo, phục tráng, bảo tồn và phát triển được giống gà này, trở thành hàng hóa có giá trị cao.

Gà Đông Cảo thân hình to, da đỏ, đầu gốc tre, mình cốc (thân giống con cốc), cánh vỏ trai (cánh giống vỏ trai úp sát vào thân), đuôi nơm. Con trống có màu lông mận chín pha đen, đỉnh đuôi và cánh có màu đen ánh xanh; mào kép, thân hình to, ngực sâu, lườn rộng, dài, chân to, dáng đi chậm chạp và nặng nề.

Đến tuổi trưởng thành, con trống nặng từ 4 - 6 kg, con mái nhỏ hơn, nặng từ 3 - 4 kg/con. Gà con mới nở nặng 38 - 40g, mọc lông chậm. Con mái bắt đầu đẻ trứng lúc 160 ngày tuổi, khối lượng trứng nặng 48 - 55g. Đặc điểm nổi bật của gà Đông Cảo là có cặp chân to, dài, xù sì, thô; trên đó có những hàng vẩy da đỏ xếp dày lên nhau như hình vẩy rồng trong tranh dân gian.

Thịt gà săn chắc, thơm ngon, ít mỡ, ít cholesterol có lợi cho sức khỏe con người và có hương vị đặc biệt không lẫn với thịt của bất cứ giống gà nào khác. Từ thịt gà Đông Cảo có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích gà nấu đông, xáo lăn, luộc, hấp, nướng lá chanh v.v… Chân gà dài, chia 4 ngón rõ nét, đây được coi là phần ngon nhất của con gà.

Dân gian thường gọi món chân gà Đông Tảo là món ăn vẩy rồng. Nhu cầu thị trường thịt gà Đông Cảo ngày càng lớn nên việc mở rộng chăn nuôi giống gà đặc sản này đã mở ra hướng phát triển kinh tế cho bà con xã Đông Tảo. Nhiều hộ đã có thu nhập cao và ổn định.

Ông Đào Đức Thi, một lão nông 82 tuổi ở xã Đông Tảo có nhiều năm gắn bó với giống gà đặc sản quý hiếm này, cho hay: Giống gà bản địa dễ nuôi, phát triển chậm, ít dịch bệnh song giá bán cao, lợi nhuận khá.

Mô hình của ông kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, cụ thể nuôi thả gà trong vườn bưởi Diễn. Với hơn 1 mẫu đất trồng gần 500 gốc bưởi, 1 sào ao thả cá và từ 500 - 700 con gà thịt, 25 - 30 cặp bố mẹ, mỗi năm ông cung cấp cho bà con quanh vùng khoảng 1.000 gà giống, đem lại nguồn thu trên 100 triệu đồng. Nhiều hộ gia đình khác ở xã Đông Tảo cũng tập trung nuôi gà thịt, gà đẻ trứng, mở lò ấp giống hiệu quả rất cao như gia đình anh Lê Hồng Thái, Tạ Đình Hiệu…

Bà Phạm Thị Lý, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Khoái Châu cho biết: Từ 400 con gà Đông Cảo thuần chủng, đến nay các hộ đã nhân ra được hàng chục nghìn con gà ông bà, bố mẹ; tạo hàng triệu con gà giống cung cấp cho Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, TP. HCM và Lạng Sơn. Chủ trương của huyện là nhanh chóng phát triển giống gà Đông Cảo thành hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường và tiến tới xây dựng thương hiệu “gà Đông Cảo Khoái Châu” như một sản phẩm đặc biệt của tỉnh Hưng Yên.

Có thể bạn quan tâm

Cá Chép Rẻ Như Bèo Cá Chép Rẻ Như Bèo

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.

10/12/2014
Dũng “Bồ Câu” Và Hành Trình Trở Thành Ông Chủ Dũng “Bồ Câu” Và Hành Trình Trở Thành Ông Chủ

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

10/12/2014
Thêm Một Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân Bắc Bình (Bình Thuận) Thêm Một Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân Bắc Bình (Bình Thuận)

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.

10/12/2014
Hiệu Quả Cao Từ Vụ Đông Ở Mỹ Đức (Hà Nội) Hiệu Quả Cao Từ Vụ Đông Ở Mỹ Đức (Hà Nội)

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.

10/12/2014
Lễ Ký Kết Chuyển Giao Công Nghệ Trồng Nấm Lễ Ký Kết Chuyển Giao Công Nghệ Trồng Nấm

Theo đó, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học sẽ chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất, cách ương cấy meo, tạo phôi 7 loại nấm ăn và nấm dược liệu cho phía Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp. Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học kết thúc tốt đẹp với sự thống nhất cao giữa hai bên.

10/12/2014